Trong thị trường forex, mỗi một trader đều có một chiến lược và một phong cách giao dịch riêng, phù hợp với bản thân mình. Biết cách lựa chọn phong cách giao dịch không những giúp bạn “sống sót qua ngày” mà còn có được cơ hội kiếm lời hấp dẫn từ thị trường. Trong bài học này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số phong cách giao dịch phổ biến, được nhiều người ưu chuộng nhất hiện nay.
1. Giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)
Khái niệm
Giao dịch theo xu hướng là một kiểu giao dịch nắm bắt cơ hội thu về lợi nhuận thông qua việc phân tích đà tăng trưởng một tài sản hay một sản phẩm nào đó theo một hướng cụ thể.
Có 2 loại hai xu hướng chính:
- Xu hướng tăng được biểu thị bởi một loạt các đỉnh và đáy cao hơn, phản ảnh mức giá tăng lên.
- Xu hướng giảm được đặc trưng bởi một loạt các đỉnh và đáy thấp hơn, phản ánh mức giá dần đi xuống.
Các công cụ chỉ báo sử dụng trong trend trading
Về cơ bản, các trend trader sẽ vào lệnh mua trong xu hướng tăng và ngược lại, vào lệnh bán khi xu hướng giảm. Và tuỳ vào từng loại xu hướng mà nhà giao dịch sẽ có một chiến lược giao dịch khác nhau. Dưới đây là một số các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong trend trading:
Đường trung bình động (Moving Average)
Đường trung bình động – Moving Average (MA) là đường nối mức giá trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, đường trung bình động 50 ngày – MA (50) là tập hợp của các mức giá trung bình trong 50 phiên giao dịch.
Cách sử dụng MA để xác định xu hướng:
- Dựa vào độ dốc của đường MA và sự di chuyển của giá so với MA, bạn có thể xác định xu hướng của thị trường. Ví dụ, nếu đường MA có độ dốc hướng xuống và giá đang được giao dịch dưới đường MA thì xu hướng hiện tại là xu hướng giảm. Ngược lại, nếu đường MA có độ dốc hướng lên và giá hiện tại ở trên đường MA là xu hướng tăng.
- Khi 2 đường đường trung bình giao nhau: đường trung bình động ngắn hạn (SMA) cắt lên đường trung bình động dài hạn (EMA) thì xu hướng đó là xu hướng tăng. Còn khi đường trung bình động ngắn hạn cắt xuống đường trung bình động dài hạn thì đó là xu hướng giảm.
Đường xu hướng (Trendlines)
Trendline (đường xu hướng) được sử dụng như một công cụ để xác định xu hướng của thị trường và giúp các trader đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
- Xu hướng tăng được xác nhận khi đỉnh giá sau cao hơn các đỉnh giá cũ và đáy mới cáo hơn đáy cũ. Đường xu hướng sẽ nối các điểm thấp quan trọng lại thành một đường thẳng với xu hướng lên.
- Xu hướng giảm được xác nhận bởi các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và các đáy mới thấp hơn các đáy cũ. Đường trendline sẽ nối các đỉnh lại với nhau thành một đường thẳng với xu hướng xuống.
Sau khi xác định được xu hướng của thị trường, các trader có thể dễ dàng thiết lập các điểm vào lệnh và chốt lời.
Ngoài chỉ báo trung bình động, đường xu hướng, các trader có thể sử dụng MACD, RSI hoặc các mô hình giá quan trọng…để xác định xu hướng thị trường và tìm điểm vào lệnh thích hợp. Nhiều trader chuyên nghiệp còn kết hợp các chỉ báo với nhau để xác nhận một cách chính xác và hiệu quả hơn.
2. Giao dịch theo hành động giá (Price Action)
Khái niệm
Giao dịch theo hành động giá nghĩa là dựa trên biến động giá của một tài sản để đưa ra các quyết định giao dịch của bạn. Đối với một nhà giao dịch hành động giá, giá cả chính là nguồn thông tin duy nhất của họ.
Giao dịch theo hành động giá đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức, kỹ năng quan sát và khả năng phân tích thị trường tốt bởi Price action không cho tín hiệu giao dịch từ các chỉ báo. Thay vào đó, nhà đầu tư phải chủ động phán đoán dựa trên những diễn biến thực tế của thị trường thông qua các cây nến trên biểu đồ giá.
Các dữ liệu được sử dụng trong phương pháp giao dịch với hành động giá
Các trader theo đuổi phong cách giao dịch này thường căn cứ vào lịch sử biến động giá trong quá khứ và hiện tại, các vùng giá quan trọng (key zone) ở các khung thời gian khác nhau để tìm ra tín hiệu và thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó, những tín hiệu quan trọng từ biểu đồ như swing high, swing low, các mức hỗ trợ, kháng cự, mô hình nến (Inside Bar, Pinbar…) cũng cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin hữu ích từ thị trường. Từ đó có thể dự đoán sự chuyển động giá tiếp theo với tỷ lệ xác suất cao và mang lại lợi nhuận.
Về bản chất, giao dịch hành động giá là một thực tiễn giao dịch có hệ thống, được hỗ trợ bởi các công cụ phân tích kỹ thuật và lịch sử giá gần đây, nơi các nhà giao dịch tự do đưa ra quyết định của mình trong một kịch bản nhất định để nắm giữ các vị thế giao dịch, theo trạng thái chủ quan, hành vi và tâm lý của họ.
3. Giao dịch forex theo tin tức
Khái niệm
Giao dịch tin tức là một trong những phong cách giao dịch của trader Forex. Tin tức được phát hành có thể là một công cụ quan trọng cho các trader phân tích tình hình và đưa ra quyết định giao dịch.
Báo cáo tin tức kinh tế thường thúc đẩy các động thái ngắn hạn mạnh mẽ trên thị trường, có thể tạo ra cơ hội sinh lời cho các trader. Ví dụ như Quyết định lãi suất của các Ngân hàng Trung Ương, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Tỷ lệ thất nghiệp,…có thể tác động lớn đến tỷ giá các cặp tiền tệ.
Cách giao dịch theo tin tức
Có hai cách chính để giao dịch tin tức phổ biến nhất, đó là:
- Giao dịch theo tin tức có định hướng (directional bias)
- Giao dịch theo tin tức không có định hướng (non-directional bias)
Giao dịch theo tin tức: Có định hướng (directional bias)
Có định hướng có nghĩa là bạn mong đợi thị trường sẽ di chuyển theo một hướng nhất định sau khi báo cáo tin tức được phát hành. Khi biết về báo cáo tin tức sẽ khiến thị trường di chuyển, nhà giao dịch sẽ tìm kiếm một cơ hội giao dịch theo một hướng nhất định.
Giao dịch theo tin tức: Không có định hướng (non-directional bias)
Một chiến lược giao dịch tin tức phổ biến hơn là cách tiếp cận thị trường không định hướng. Phương pháp này bỏ qua việc xác định hướng giá và chỉ đơn giản là dựa trên thực tế rằng một báo cáo tin tức lớn sẽ tạo ra một bước chuyển lớn. Điều này có nghĩa là một khi thị trường di chuyển theo một trong hai hướng, bạn có kế hoạch sẵn sàng để tham gia giao dịch đó.
Bạn không có bất kỳ sự đánh giá hay phỏng đoán nào về việc giá sẽ tăng hay giảm, do đó, phương pháp giao dịch này tên là không định hướng.
4. Giao dịch ngắn hạn
Một trader có thể giao dịch ngắn hạn mở hoặc đóng lệnh trong cùng một ngày. Phong cách giao dịch forex ngắn hạn thường sử dụng các khung thời gian nhỏ hơn 1 ngày (ví dụ như 1D, H4, H1, M15,…). Phong cách giao dịch ngắn hạn chịu ảnh hưởng nhiều bởi phân tích kỹ thuật hơn là phân tích cơ bản.
Có khá nhiều hình thức giao dịch ngắn hạn trong ngày khác nhau như: Scalping trading, Day trading
- Scalping trading (Giao dịch giữ lệnh trong vài giây đến vài phút): là những hoạt động “lướt sóng” để kiếm lợi nhuận nhỏ và giao dịch một cách thường xuyên bằng cách thực hiện mở và đóng nhiều lệnh giao dịch trong ngày.
- Day trading (Giao dịch theo ngày): là phương pháp giao dịch ngắn hạn, nhưng không giống như Scalping, giao dịch theo ngày thường chỉ vào một vài lệnh vào lúc mở phiên và sẽ đóng lệnh trong ngày hôm đó. Các Day Trader (Người giao dịch theo ngày) thường không giữ lệnh qua đêm.
5. Giao dịch trung hạn
Giao dịch trung hạn trong Forex được hiểu là phong cách giao dịch có thời gian nắm giữ lệnh từ một đến vài ngày. Hình thức giao dịch trung hạn phố biến nhất hiện nay đó là Swing Trading.
Mục tiêu của giao dịch Swing là để nắm bắt cơ hội kiếm lời dựa trên sự di chuyển của giá.
Với chiến lược giao dịch này, các nhà giao dịch cần sử dụng các hình thức phân tích kỹ thuật khác nhau để tìm kiếm cho mình các cơ hội trung hạn.
6. Giao dịch dài hạn
Giao dịch dài hạn đề cập tới các giao dịch có khoảng thời gian nắm giữ lệnh trong khoảng từ vài tháng đến vài năm. Sử dụng phong cách giao dịch dài hạn đòi hỏi bạn phải kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với nhau để có được chiến lược giao dịch tốt nhất.
Hình thức giao dịch dài hạn phổ biến nhất đó là Position Trading – lệnh giao dịch thường kéo dài trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Các Position Trader có thể sử dụng kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch và tham khảo biểu đồ giá hàng tuần và hàng tháng để đánh giá thị trường.
Thông thường, biến động giá ngắn hạn được bỏ qua để xác định và thu lợi nhuận từ các xu hướng dài hạn.
Ưu điểm của phương pháp giao dịch này là không cần dành quá nhiều thời gian cho việc trading, ít căng thẳng hơn vì không cần quan tâm đến biến động giá ngắn hạn. Tuy nhiên, với phương pháp này, số vốn rủi ro sẽ lớn hơn vì điểm dừng lỗ rộng hơn.
Qua bài học vừa rồi, các bạn đã được tìm hiểu về một số phong cách giao dịch phổ biến khi giao dịch Forex. Và để có thể lựa chọn cho mình một phong cách giao dịch phù hợp, bạn cần không ngừng học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức và áp dụng thực tế vào thị trường cũng như kế hoạch giao dịch của bản thân để biết được đâu là phương pháp hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
Bài tiếp theo :Tìm hiểu về hệ thống giao dịch Forex hiệu quả