Bollinger Bands là gì? Hướng dẫn sử dụng Bollinger Bands

Bollinger Bands là gì? Hướng dẫn sử dụng Bollinger Bands

Nếu bạn là một nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật và đang tìm kiếm cho mình một chỉ báo tối ưu thì Dautuviet Group sẽ giới thiệu đến bạn Bollinger Bands. Nhưng tất cả nhà đầu tư đều biết Bollinger Bands là gì không? Tại nó là công cụ được rất nhiều nhà giao dịch sử dụng trong chiến lược trading của mình? Trong bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.

Tìm hiểu Bollinger Bands là gì?

Nhiều chuyên gia phân tích đã so sánh Bollinger Bands như một công cụ “Supernal” giúp cho nhiều nhà đầu tư gặt hái được thành công. Trong khi các chỉ báo như Stochastics, MACD, RSI,…gặp nhiều khó khăn trong tiến trình phân tích thị trường biến động khó lường nhưng chỉ báo Bollinger Bands có thể giúp bạn.

Chính vì thế, việc tìm hiểu Bollinger Bands là gì? cũng như cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands trong thị trường tài chính là một việc làm vô cùng quan trọng. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu từng phần thông tin liên quan đến dải Bollinger nhé.

Tìm hiểu Bollinger Bands là gì?
Tìm hiểu Bollinger Bands là gì?

Thắc mắc lớn nhất của nhà giao dịch mới chính là chưa hiểu được Bollinger Bands là gì? Bạn hãy hiểu đơn giản theo những gì Dautuviet Group cung cấp như sau. Bollinger Bands là một chỉ báo được phát minh vào năm 1980 bởi nhà phân tích tài chính hàng đầu thế giới  John Bollinger. 

Chỉ báo này được tạo ra từ nguyên lý hoạt động của đường trung bình động MA và độ lệch chuẩn giá. Dành cho những nhà giao dịch nào chưa biết về độ lệch chuẩn giá. Chúng ta có thể hiểu nó như một công cụ thống kê được dùng trong việc tìm ra sự chênh lệch giữa một mẫu cần xác định với giá trị trung bình của chính nó. Theo đó, Bollinger Bands được chia thành 3 dải băng:

  • Dải băng giữa chính là đường MA và chúng thường phân tích thị trường theo giá đóng cửa của 20 giai đoạn.
  • Dải băng trên được hình thành khi cộng đường trung bình động MA với 2 lần độ lệch chuẩn giá.
  • Dải băng dưới được hình thành khi trừ đường trung bình động MA với 2 lần độ lệch chuẩn giá.

Đặc điểm của Bollinger Bands là:

  • Nếu xu hướng thị trường có nhiều biến động mạnh thì dải băng sẽ ngày càng mở rộng ra.
  • Ngược lại, nếu xu hướng thị trường có biến động giảm thì dải băng sẽ ngày càng thu hẹp lại.
Đặc điểm của Bollinger Bands
Đặc điểm của Bollinger Bands

Mục đích sử dụng của Bollinger Bands là:

  • Có rất nhiều nhà giao dịch sử dụng Bollinger Bands để xác định xu hướng thị trường đang tiếp diễn như thế nào hoặc có thể dừng lại trong tương lai hay không. 
  • Bên cạnh đó, Bollinger Bands cực kỳ hữu ích khi xác định thị trường đi ngang hoặc có chiều hướng diễn ra một giai đoạn tích lũy giá.
  • Từ việc xác định đúng hướng đi của xu thị trường sẽ giúp cho các nhà giao dịch xây dựng được chiến lược đầu tư. Cũng như kiểm soát được hệ thống giao dịch tự động trong thị trường tài chính.

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Bollinger Bands

Tại đây, Dautuviet Group sẽ giúp bạn biết cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands một cách hiệu quả nhất thông qua 2 trường hợp cụ thể. 

Trường hợp 1: Xu hướng thị trường tăng hoặc giảm

Giả định như bạn đã quan sát thị trường trong một khoảng thời gian dài và nhận thấy rằng xu hướng đang có chuyển biến tăng tích cực. Khi đó giá sẽ không vượt qua đường MA ở giữa. Nếu giá thị trường quay trở lại và chạm vào đường MA thì chúng ta sẽ có công thức:

  • Đặt lệnh mua khi giá chạm đúng Lower Band – biên dưới của chỉ báo.
  • Đặt lệnh bán khi giá chạm đúng Upper Band – biên trên của chỉ báo.

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khả thi nhất nếu thị trường đang xuất hiện tình trạng sideway – giá di chuyển ngang. Như hình ảnh chart bên dưới đây, nhà giao dịch sẽ thấy được giá chỉ di chuyển lật lên lật xuống giữa 2 Bollinger Bands. 

Trường hợp 1: Xu hướng thị trường tăng hoặc giảm
Trường hợp 1: Xu hướng thị trường tăng hoặc giảm

Trường hợp 2: Bollinger Bands đang rơi vào tình trạng bị thắt chặt như nút thắt cổ chai

Thị trường tài chính là một nơi đầy biến động và không bao giờ có “một màu” xu hướng xuất hiện. Do đó, nếu giá thị trường đang dao động trong một biên độ hẹp thì tức nghĩa giao dịch Bollinger Bands đang rơi vào trạng thái thắt nút cổ chai. Và chúng sẽ dự báo trước một đợt xu hướng tăng hoặc giảm đáng kể trên thị trường tài chính.

Tức nghĩa, giá đang chuẩn bị tinh thần cho một đợt đột phá theo một xu hướng nào đó và nếu nhà giao dịch nắm bắt được thì tức nghĩa bạn đã thành công. 

Các nhà giao dịch cần lưu ý 2 đặc điểm sau:

  • Xu hướng giá sẽ xuất hiện tăng mạnh sau khi các dải Bollinger co thắt lại và gây nên đột phá giá ở dải trên.
  • Xu hướng giá sẽ xuất hiện giảm mạnh sau khi các dải Bollinger siết chặt và gây nên đột phá giá ở dải dưới.

Nhưng trường hợp này đôi khi sẽ gây khó khăn với nhiều nhà giao dịch mới chưa hiểu hết về thị trường. Do đó, bạn cần phải học hỏi kiến thức và kết hợp thêm một số chỉ báo phân tích kỹ thuật nữa nhằm đảm bảo ra quyết định chính xác hơn. Bên cạnh đó, các nhà giao dịch có thể đưa ra chiến lược và thiết lập điểm dừng để hạn chế tỷ lệ rủi ro tổn thất tài khoản của mình.

Trường hợp 2: Bollinger Bands đang rơi vào tình trạng bị thắt chặt như nút thắt cổ chai
Trường hợp 2: Bollinger Bands đang rơi vào tình trạng bị thắt chặt như nút thắt cổ chai

Kết luận 

Nếu bạn muốn sử dụng Bollinger Bands như một công cụ hỗ trợ đắc lực thì phải hiểu được nó là gì và các nguyên tắc sử dụng của chúng ra sao. Với những thông tin trên, Dautuviet Group hy vọng bạn có thể vận dụng được dải Bollinger trong giao dịch tài chính thực tế của mình. Chúc bạn may mắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *