Chỉ Báo Williams %R Là Gì?
Williams %R là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhằm dự đoán liệu tài sản tiền điện tử có đang bị mua quá mức và sắp điều chỉnh, hay bán quá mức và sắp bắt đầu một đợt phục hồi mới hay không.
Williams %R, còn được gọi là %R hoặc Chỉ Báo Biên Độ Phần Trăm của Williams, do Larry Williams phát triển và được giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách được xuất bản năm 1979 của ông, “Cách Tôi Kiếm Được Một Triệu Đô La… Năm Ngoái… Giao Dịch Hàng Hóa. Hoa Kỳ chính thức loại bỏ chế độ bản vị vàng vào năm 1973 và lạm phát ở mức cao và đang leo thang. Do đó, nhiều mặt hàng đã trải qua xu hướng tăng mạnh, tương tự như xu hướng tiền điện tử mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay.
Bạn sẽ muốn sử dụng các công cụ và chỉ báo động lượng để xác định các cơ hội giao dịch khi thị trường trải qua các xu hướng mạnh mẽ. Williams %R là chỉ báo động lượng tạo ra các tín hiệu giao dịch dễ dàng theo dõi, nhờ đó các nhà giao dịch có thể dự đoán được thời gian tham gia và thoát khỏi giao dịch.
Công Thức Tính Williams %R
Công thức %R sử dụng phép tính này:
Phép tính này về cơ bản nhằm xác định giá hiện tại gần với mức đỉnh hoặc đáy gần đây như thế nào. Ví dụ: kết quả -10 cho thấy tài sản nằm trong 10% đầu của biên độ. Mặt khác, kết quả -90 cho thấy tài sản nằm trong 10% đáy của biên độ.
%R là một chỉ báo dao động giới hạn. Điều này có nghĩa là (trong trường hợp này) các giá trị đầu ra không được lớn hơn 0 hoặc nhỏ hơn −100. Chỉ báo dao động giới hạn là công cụ hiệu quả nhất cung cấp cho nhà giao dịch tín hiệu về tài sản mua quá mức hoặc bán quá mức, vì chúng rất dễ đọc.
Với Williams %R, chỉ số được coi là mua quá mức khi trên −20. Nếu một loại tiền điện tử vượt trên mức -20, nghĩa là đang đạt đến các mức đỉnh gần đây và có thể sắp điều chỉnh.
Mặt khác, chỉ số được coi là bán quá mức khi dưới −80, cho thấy rằng động thái đảo chiều tăng có thể sớm xảy ra do thị trường đã bán tháo mạnh.
Ưu và Nhược Điểm của Williams %R
Tương tự như các chỉ báo kỹ thuật khác, Williams %R có cả ưu và nhược điểm.
Đầu tiên, là một chỉ báo dao động giới hạn, việc đọc các tín hiệu mua quá mức và bán quá mức trên Williams %R khá đơn giản: −20 cho biết mua quá mức và −80 cho biết bán quá mức. Không cần tính toán bổ sung để giải thích khi tài sản tiền điện tử trở nên mua quá mức hoặc bán quá mức.
Nhược điểm lớn nhất đối với chỉ báo dao động giới hạn là thị trường có thể vẫn mua quá mức hoặc bán quá mức trong thời gian dài. Ví dụ: nếu Williams %R trống trong khoảng từ −,05 đến 0, đơn giản là thị trường đang dao động gần mức đỉnh trong khoảng thời gian xem lại đã xác định.
Nói một cách khác, nếu thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh, thì chỉ số %R nằm trong vùng mua quá mức một khoảng thời gian dài, và ngược lại đối với xu hướng giảm.
Một hạn chế khác của Williams %R là thang đo sử dụng. Chúng tôi tin %R được tạo ra có tính đến xu hướng tăng và do đó mục đích sử dụng là để xác định thị trường đang gần với mức đỉnh biên độ như thế nào. Vì thế, thị trường sẽ luôn có tỷ lệ giảm khỏi mức đỉnh, đó là lý do Larry Williams nhân tỷ lệ này với −100.
Tuy nhiên, khi bạn đọc, thang đo hiển thị giá trị âm. Con người chúng ta dễ dàng hiểu được xu hướng tăng và số dương. Tuy nhiên chúng ta cần tư duy nhiều hơn để hiểu rõ số âm. Do đó, chúng ta mất nhiều sức lực hơn để diễn giải các con số vì gần như tất cả giá trị của Williams %R đều nằm trong vùng âm.
Cách Giao Dịch Bằng Williams %R
Williams %R là một chỉ báo dao động đa năng và phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng. Chỉ báo này cung cấp các tín hiệu mua và bán hiệu quả theo nhiều mẫu. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ bốn chiến lược mà một nhà giao dịch tiền điện tử có thể sử dụng với chỉ báo Williams %R.
Mua Khi Bán Quá Mức và Bán Khi Mua Quá Mức
Một trong những ưu điểm của Williams %R là mức mua quá mức và bán quá mức được xác định rõ ràng.
Khi tài sản bị bán quá mức và nằm dưới −80, nhà giao dịch có thể mua sau khi thị trường tăng trở lại trên −80. Nhà giao dịch tiền điện tử có thể đợi bán cho đến khi thị trường tiền điện tử rớt xuống dưới -20 trong điều kiện mua quá mức. Theo minh hoạ trên biểu đồ, các đường dọc màu xanh đại diện cho tín hiệu mua và các đường dọc màu đỏ đại diện cho tín hiệu bán.
Bằng cách chỉ lọc các giao dịch phù hợp với hướng đi của xu hướng, chúng ta có thể thêm một lớp khác vào chiến lược đơn giản này. Chiến lược tinh chỉnh này nhằm mục tiêu chỉ tận dụng các tín hiệu phù hợp với hướng đi của xu hướng lớn hơn, đồng thời bỏ qua các tín hiệu đi ngược xu hướng.
Trên đây, chúng tôi chỉ lọc các tín hiệu mua khi Bitcoin có xu hướng tăng và loại bỏ các tín hiệu ngắn hạn. Lưu ý rằng khi Williams %R rớt xuống dưới −80 vào vùng bán quá mức, thì ngay sau đó sẽ diễn ra một đợt phục hồi.
Tóm lại chiến lược này, trong xu hướng tăng, nhà giao dịch sẽ mua khi %R vượt lên trên -80, đồng thời bỏ qua tất cả các tín hiệu bán. Trong xu hướng giảm, nhà giao dịch sẽ bán khi %R rớt xuống dưới -20, đồng thời bỏ qua tất cả các tín hiệu mua.
Đường Giữa Đóng Vai Trò Như Bộ Lộc Xu Hướng
%R còn có một cách sử dụng khác là tập trung vào đường gữa ở mức −50.
Trên đây, chúng tôi đã đánh dấu điểm giữa của chỉ báo dao động bằng một đường dấu chấm tại -50. Khi Williams %R di chuyển lên trên đường giữa này, nghĩa là báo hiệu xu hướng đang tăng và có thể tiếp tục leo lên cao hơn.
Ngược lại, khi đường %R nằm dưới đường giữa -50, cho thấy thị trường suy yếu và có thể tiếp tục thoái lui.
Đường %R tất nhiên sẽ giao động qua lại giữa vùng tăng và giảm. Nhưng nói chung, sẽ nằm một trong hai vùng này một thời gian. Do đó, khi đường của chỉ báo này vượt mức -50 theo một trong hai hướng, nhà giao dịch có thể tìm cách bắt đầu các vị thế.
Phân Kỳ Chỉ Báo Dao Động Tăng Và Giảm
Phân kỳ được tạo ra vào những thời điểm khi chỉ báo dao động di chuyển độc lập với hành động giá. Khi nhìn thấy điều này, đó là dấu hiệu cho thấy động thái thay đổi xu hướng có thể sớm xuất hiện.
Ví dụ: trên biểu đồ Bitcoin 2 giờ ở trên, giá đang giao dịch tăng từ ngày 13 đến ngày 21/9. Sau một đợt điều chỉnh ngắn bắt đầu vào ngày 21/9, Bitcoin một lần nữa phục hồi để đạt mức cao mới.
Tuy nhiên, chỉ báo dao động %R không tăng lên mức đỉnh mới. Nếu chỉ báo dao động không xác nhận mức giá cao mới, thì phân kỳ này là một tín hiệu thoái lui cho thấy có thể sắp xảy ra một động thái điều chỉnh. Trên thực tế, chỉ trong vài giờ, Bitcoin đã giảm 20%.
Động thái ngược lại cũng có thể xảy ra với sự phân kỳ tăng giá.
Biểu đồ Bitcoin 4 giờ từ tháng 4/2021 này minh họa ví dụ về phân kỳ tăng. Giá Bitcoin rớt xuống mức thấp đầu tiên vào ngày 23/4. Chỉ báo dao động Williams %R đang bán quá mức sâu và Bitcoin phục hồi một lượng nhỏ.
Sau đó, Bitcoin một lần nữa điều chỉnh giảm để tiếp cận mức thấp mới. Tuy nhiên, chỉ báo dao động %R thì không, dẫn đến sự ra đời phân kỳ tăng. Bitcoin tiếp tục phục hồi 30% trong vài ngày tiếp theo.
Chiến Lược Biến Động Âm của Williams %R
Vào những thời điểm khi thị trường quá mạnh thì các đợt điều chỉnh rất mờ nhạt, xu hướng không trở nên bán quá mức. Chính trong những thời điểm thị trường mạnh mẽ này, bạn muốn được định vị tốt. Chiến lược biến động âm có thể hữu ích cho yêu cầu này.
Trên biểu đồ hàng ngày của Bitcoin nói trên, bạn có thể nhìn thấy thời điểm đường Williams %R cố gắng điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, thị trường quá mạnh khiến đường %R hầu như không rớt xuống dưới −50 và không tiếp cận vùng bán quá mức −80.
Đây là biến động âm tăng vì mức đáy đảo chiều không tiếp cận các mức bán quá mức. Nếu bạn phát hiện những tình huống như thế này trên biểu đồ, hãy tìm kiếm cơ hội tự định vị theo hướng mua.
Nhờ lợi thế là hiểu rõ, bây giờ chúng ta có thể dự đoán Bitcoin tăng gần gấp 3 lần trong bốn tháng tới do năng lượng leo thang.
So Sánh Williams %R và Chỉ Báo Giao Dịch Thay Thế
Vì là chỉ báo dao động giới hạn, nên Williams %R và các chỉ báo dao động khác có một số điểm giống nhau. Điều quan trọng là phải hiểu được những điểm giống và khác nhau giữa các chỉ báo dao động này để xác định chỉ báo nào phù hợp nhất với bạn.
So Sánh Williams %R và Chỉ Báo Dao Động Stochastic Nhanh
Williams %R tính toán mức hiện tại của thị trường so với mức đỉnh cao nhất trong khoảng thời gian xem xét. Mặt khác, chỉ báo dao động stochastic nhanh, dao động từ 0 đến 100, so sánh mức hiện tại của thị trường với mức đáy thấp nhất. Do đó về cơ bản, hai chỉ báo dao động này thực hiện hoạt động tương tự và xuất hiện rất giống nhau trên biểu đồ.
Khi kiểm tra, bạn sẽ thấy hai công thức này rất giống nhau – với hai điểm khác biệt chính. Khác biệt đầu tiên mà chúng ta đã thảo luận là %R so sánh bằng cách sử dụng các mức đỉnh gần đây, trong khi stochastic nhanh so sánh bằng cách sử dụng các mức đáy gần đây.
Khác biệt chính thứ hai là hệ số nhân. %R có biên độ đầu ra giới hạn từ 0 đến −100, trong khi chỉ báo dao động stochastic nhanh có biên độ từ 0 đến +100 do sự phân kỳ này.
So Sánh Williams %R và Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối
Một chỉ báo dao động giới hạn khác là chỉ báo Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối (RSI). Tương tự như stochastic nhanh, chỉ báo RSI cũng đo trong biên độ từ 0 đến 100. Tuy nhiên, chỉ giống nhau về biên độ đó.
Tính toán của RSI liên quan đến việc tính trung bình số ngày “tăng” so với ngày “giảm”. Chỉ số này về cơ bản là tìm ra sức mạnh thúc đẩy thị trường tiền điện tử phục hồi trong những ngày tăng giá so với những đợt điều chỉnh giảm trong những ngày giảm giá. RSI được sử dụng để tính mức độ di chuyển trung bình của thị trường.
Lưu ý về sự khác biệt với %R, đây là sự so sánh giá thuần túy với biên độ cao hoặc thấp. Williams %R tính toán giá hiện tại gần với biên độ cao và thấp như thế nào.
Do đó, khi so sánh RSI với Williams %R, bạn sẽ có xu hướng nhận được các giá trị hoàn toàn khác nhau.
Với Williams %R trong ví dụ trên, các giá trị bán quá mức dưới −80 rất dễ xuất hiện. Tuy nhiên, giá trị tương ứng của RSI không bao giờ đạt đến mức bán quá mức 30. Khi xu hướng của Bitcoin tăng tại thời điểm đó, sức mạnh tương đối được thể hiện rõ ràng trong chỉ báo dao động RSI, với các giá trị cao tương ứng.
Kết Luận
Nhờ công cụ tuyệt vời Williams %R, các nhà giao dịch có thể xác định rõ ràng các mức mua quá mức và bán quá mức đối với tiền điện tử. %R cũng rất linh hoạt với bốn chiến lược khác nhau để nhà giao dịch triển khai khi sử dụng chỉ báo dao động, từ đơn giản là “mua sau khi giảm mạnh” đến biến động âm.
Những nhà giao dịch đã từng sử dụng các chỉ báo dao động stochastic hoặc RSI đều sẽ quen với cách sử dụng Williams %R như một chỉ báo về thị trường mua quá mức và bán quá mức mặc dù quy mô của %R không phải là trực quan nhất.
Bài tiếp theo : Ichimoku: Hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao