1. Chỉ báo Stochastic là gì?
Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator) được giới thiệu bởi một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng George C. Lane vào cuối những năm 1950, chỉ báo được áp dụng để xác định xu hướng và khả năng các điểm đảo ngược.
Chỉ báo xác định giá đóng cửa hiện tại trong phạm vi giá của các thời kỳ cuối, dựa trên ý tưởng rằng, giá muốn đến giới hạn trên dao động trong khuôn khổ của xu hướng tăng và giảm.
Chỉ báo Stochastic Oscillator là một loại chỉ báo dao động trong Phân tích kỹ thuật thị trường Forex và Chứng khoán, Bitcoin có giá trị từ 0 đến 100. Ý tưởng của chỉ báo này là so sánh giá đóng cửa với một vùng giá trong một giai đoạn nhất định.
Tương tự như Stochastic, một số các chỉ báo Oscillator khác đã được phát triển ở cùng thời gian này với nguyên tắc tương tự. Hai trong số những chỉ báo khác được sử dụng rộng rãi là CCI (Commodity Channel Index) và RSI (Relative Strength Index).
Chỉ báo Stochastic gồm 2 đường:
- Đường chính được gọi là %K (Main), có màu xanh liền trên biểu đồ.
- Đường còn lại gọi là đường tín hiệu %D (Signal), có màu cam trên biểu đồ.
Hầu hết các nhà giao dịch ngoại hối mới tham gia giao dịch đều nhầm lẫn về cách diễn giải chính xác các tín hiệu Stochastic trong các bối cảnh thị trường khác nhau. Nếu bạn hiểu sai về ý nghĩa chỉ báo này trong một bối cảnh thị trường nhất định nào đó thì cùng một giá trị Stochastic có thể chuyển thành một tín hiệu hoàn toàn khác.
Chính cách hiểu sai lầm này đã dẫn đến sự thua lỗ của rất nhiều các nhà giao dịch. Họ chỉ áp dụng Stochastic theo một cách máy móc mà thiếu đi sự linh hoạt và kết quả là mất tiền.
Cài đặt chỉ báo Stochastic.
Chỉ báo Stochastic đã được cài mặc định trên các nền tảng giao dịch MT4, MT5 hoặc Tradingview. Vì vậy việc cài đặt để sử dụng nó là rất đơn giản.
Tiếp theo Chúng Tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn một cách tường tận về cách chỉ báo tạo ra tín hiệu của nó, tính toán Stochastic Oscillator chính xác, phân biệt giữa Stochastic nhanh và Stochastic chậm cũng như làm sao để sử dụng hiệu quả chỉ báo này vào giao dịch thực tế.
3. Cách tính giá trị của chỉ báo Stochastic Oscillator
Chìa khóa để sử dụng một chỉ báo phân tích kỹ thuật là biết các giá trị của chỉ báo đó được tính toán như thế nào. So với một số chỉ báo kỹ thuật phức tạp hơn, công thức được sử dụng để tính Stochastic lại khá đơn giản.
Nếu bạn cài đặt Stochastic trên nền tảng MetaTrader 4, bạn có thể thấy chỉ báo đã vẽ hai đường riêng biệt đại diện cho giá trị% K và% D, được tính bằng công thức sau:
% K = (Giá đóng cửa của nến hiện tại – Giá thấp nhất trong chu kỳ đang tính) / (Giá cao nhất trong chu kỳ đang tính – Giá thấp nhất trong chu kỳ đang tính) x 100.
% D = SMA (Simple Moving Average) trong 3 ngày của % K hoặc 100 x ((K1 + K2 + K3) / 3).
Theo mặc định, Stochastic Oscillator trên MetaTrader 4 tính theo Stochastic với 5 chu kỳ (period = 5). Tuy nhiên, hầu hết các nhà giao dịch tính toán Stochastic dựa trên 14 chu kỳ (period = 14), có thể là 14 ngày trên biểu đồ khung D1 hoặc 14 giờ trên biểu đồ khung H1 chẳng hạn.
Bạn nên kiểm tra kỹ cài đặt Stochastic trên nền tảng giao dịch của mình để xác nhận số chu kỳ mà bạn đang sử dụng. Còn đối với nền tảng Tradingview, Stochastic với chu kỳ mặc định là 14 (period = 14).
Hãy nhớ rằng sự biến động của các cặp tiền tệ khác nhau sẽ khác nhau.
Ví dụ: GBP / AUD biến động nhanh hơn EUR / GBP và GBP / JPY biến động nhanh hơn EUR / USD, v.v. Vì sự biến động thay đổi dựa trên cặp tiền tệ bạn đang giao dịch, bạn có thể cố gắng điều chỉnh cài đặt chu kỳ để cải thiện độ chính xác của chỉ báo dựa trên hành động giá của cặp tiền tệ.
Nếu bạn mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng cài đặt 14 chu kỳ (period = 14). Tuy nhiên, nếu bạn đã có kinh nghiệm giao dịch, bạn nên dành thời gian kiểm tra lại một cặp tiền tệ và cố gắng tìm ra một khoảng thời gian tối ưu để tính toán các giá trị Stochastic cho cặp tiền tệ cụ thể đó.
4. Phân biệt giữa chỉ báo Stochastic nhanh và Stochastic chậm
Khi Stochastic Oscillator lần đầu tiên được phát minh, nó được tính bằng công thức mà chúng ta đã thảo luận ở trên. Tuy nhiên, công thức Stochastic ban đầu lại quá nhạy đối với một số thị trường chứng khoán và hàng hóa, và các nhà giao dịch đã áp dụng thêm một đường trung bình động 3 chu kỳ (3 period moving average) để làm chậm khả năng phản hồi của chỉ báo.
Bạn có thể thấy khung “Slowing” trong hình ảnh ban đầu, hiển thị giá trị bằng 3. Giá trị này đại diện cho đường trung bình động bổ sung được áp dụng cho Stochastic để làm nó phản ứng chậm hơn một chút với hành động giá giúp cải thiện độ chính xác và chất lượng của tín hiệu chỉ báo.
Khi bạn sử dụng thêm một đường trung bình động để làm chậm công thức Stochastic ban đầu, nó được gọi là Stochastic chậm. Theo mặc định, nền tảng giao dịch MetaTrader 4 hiển thị Stochastic chậm dựa trên đường trung bình động 3 chu kỳ.
Mặt khác, nếu bạn tuân thủ theo công thức Stochastic ban đầu, thì nó được gọi là Stochastic nhanh.
4. Cách sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator hiệu quả
Chỉ báo Stochastic được rất nhiều các nhà giao dịch (trader) quan tâm hiện nay. Chỉ báo này được tích hợp sẵn trong phần mềm giao dịch MT4, MT5 hoặc Tradingview, vì vậy rất thuận tiện trong việc sử dụng.
Cách giao dịch với chỉ báo Stochastic
Stochastic Oscillator cung cấp cho các nhà giao dịch ngoại hối ba loại tín hiệu khác nhau:
- Quá mua và quá bán.
- Stochastic giao nhau.
- Stochastic phân kỳ.
Tùy thuộc vào điều kiện thị trường, ba tín hiệu này có thể được hiểu khác nhau. Do đó, bạn bắt buộc phải học cách xác định điều kiện thị trường trước khi diễn giải các tín hiệu của Stochastic Oscillator.
Xác định vùng quá Mua hoặc quá Bán với chỉ báo Stochastic Oscillator
Stochastic cho phép xác định tín hiệu Mua và Bán. Tuy nhiên, chỉ báo nên được sử dụng kết hợp với việc phân tích xu hướng chung:
- Nếu chỉ báo tăng trên 80 cho thấy, khả năng thị trường đã quá Mua, khi này bạn nên xem xét chốt lời lệnh Mua và chờ tín hiệu xem xét Bán xuống.
- Nếu chỉ báo giảm dưới 20 cho thấy, khả năng thị trường đã quá bán, khi này bạn nên xem xét chốt lời lệnh Bán đồng thời chờ tín hiệu để Mua lên.
Thông thường, tín hiệu Stochastic được sử dụng nhiều nhất ở các điều kiện thị trường quá mua và quá bán. Như chúng ta đã thảo luận trước đó, Stochastic được vẽ trên một tỷ lệ cố định và giá trị của nó nằm trong khoảng từ 0 đến 100.
Khi giá trị Stochastic vượt quá 80, nó được coi là tình trạng thị trường quá mua, điều này báo hiệu rằng nếu bạn đã có một vị thế mua, bạn nên bắt đầu giảm quy mô vị thế của mình hoặc tìm kiếm các vị thế bán.
Ngược lại, khi giá trị Stochastic đi xuống dưới mức 20, nó được coi là điều kiện thị trường quá bán, điều này báo hiệu rằng nếu bạn đã có một vị thế bán, bạn nên bắt đầu giảm quy mô vị thế của mình hoặc tìm kiếm vị thế mua.
Chỉ báo thoái khỏi vùng đi vào vùng quá Mua và quá Bán có thể đảo chiều bất cứ lúc nào.
- Việc giao nhau của giới hạn từ trên xuống dưới của các quá Mua là dấu hiệu của tín hiệu Bán.
- Việc giao nhau của giới hạn từ dưới lên trên của các vùng quá Bán là dấu hiệu của tín hiệu Mua.
Mặc dù các tín hiệu quá mua và quá bán được tạo ra bởi Stochastic Oscillator là khá đáng tin cậy, nhưng các tín hiệu này chỉ hoạt động tốt nhất trong một thị trường bị ràng buộc phạm vi.
Tuy nhiên, trong một thị trường có xu hướng tăng rõ ràng, Stochastic trở nên quá mua và trong một thị trường có xu hướng giảm rõ ràng, Stochastic trở nên quá bán rất nhanh và tạo ra lầm tưởng rằng thị trường sắp đảo chiều.
Các nhà giao dịch mới (newbie) thường phạm phải sai lầm rằng họ đã đặt một lệnh mua hoặc bán trong một xu hướng tăng hoặc giảm sau khi nhìn thấy tín hiệu quá mua hoặc quá bán do Stochastic tạo ra, dẫn đến thua lỗ. Nếu bạn quyết định chống lại xu hướng bằng cách sử dụng các tín hiệu của Stochastic trong một thị trường có xu hướng, khả năng cao bạn sẽ bị thị trường đánh bại.
Trong thời gian thị trường có xu hướng, bạn nên sử dụng thêm các chỉ báo bổ sung như đường xu hướng hoặc các chỉ báo đảo chiều xu hướng khác để xác nhận xem xu hướng đang kết thúc hay nó đã đảo chiều trước khi xem xét nghiêm túc các tín hiệu của Stochastic Oscillator.
Giao dịch với tín hiệu chỉ báo Stochastic giao nhau
Giao nhau của chỉ báo với các đường tín hiệu đồng thời cũng xem như tín hiệu của việc mở vị thế:
- Việc cắt đường tín hiệu từ trên xuống, chỉ báo cho tín hiệu Bán.
- Việc cắt đường tín hiệu từ dưới lên, chỉ báo cho tín hiệu Mua.
Tín hiệu Stochastic Oscillator được sử dụng nhiều thứ hai là tín hiệu Stochastic giao nhau (Stochastic Oscillator Crossover Signals), xảy ra khi đường %K (đường màu xanh trong hình dưới) nằm trên đường %D (đường màu đỏ trong hình dưới) tạo ra tín hiệu Mua.
Mặt khác, khi đường %K nằm dưới đường %D tạo ra tín hiệu bán. Các tín hiệu giao nhau của Stochastic đáng tin cậy trong một thị trường bị giới hạn phạm vi. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên kém tin cậy hơn rất nhiều khi thị trường đang có xu hướng mạnh.
Bạn có thể dựa vào các tín hiệu giao nhau của Stochastic như một tín hiệu tiếp tục xu hướng và thêm các vị thế bổ sung vào thị trường.
Ví dụ: Trong hình trên, GBPUSD đang trong xu hướng tăng và Stochastic Oscillator tạo ra tín hiệu mua giao nhau. Nó chỉ ra rằng xu hướng tăng có khả năng tiếp tục và thị trường tiếp tục đi lên. Tương tự, nếu bạn thấy tín hiệu bán giao nhau trong xu hướng giảm, bạn cũng có thể dựa vào tín hiệu đó để giao dịch với xu hướng giảm tiếp tục.
Loại tín hiệu cuối cùng được tạo ra bởi Stochastic được gọi là tín hiệu phân kỳ (Stochastic Oscillator Divergence Signals). Stochastic có thể tạo ra cả tín hiệu đảo chiều xu hướng và tiếp tục xu hướng.
Tín hiệu đảo chiều xu hướng được gọi là tín hiệu phân kỳ thường (regular divergence signals) và tín hiệu tiếp tục xu hướng được gọi là tín hiệu phân kỳ kín (hidden divergence signals).
Các tín hiệu phân kỳ có xu hướng mạnh mẽ và đáng tin cậy nhất trong tất cả các loại tín hiệu được tạo ra từ Stochastic.
Giao dịch với tín hiệu chỉ báo Stochastic phân kỳ
Chắc nhắc đến tín hiệu phân kỳ mọi người khá quen thuộc với các tín hiệu phân kỳ khác thuộc dòng Oscillators mình đã giới thiệu trước đó như chỉ báo MACD, CCI, RSI,… đây đều là những chỉ báo cho ra những tín hiệu phân kỳ rất là chất lượng. Đang được rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng.
Phân kỳ thường
Khi giá tạo đáy thấp hơn, nhưng Stochastic không cho thấy điều này và thay vào đó tạo đáy cao hơn, đây được coi là tín hiệu phân kỳ tăng (Bullish Stochastic Divergence signal). Khi đó xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng.
- Đáy của giá giảm, tức đáy sau thấp hơn đáy trước.
- Đáy của Stochastic tăng, tức đáy sau cao hơn đáy trước.
Khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng Stochastic không xác nhận điều này và thay vào đó lại tạo đỉnh thấp hơn, thì đây được coi là tín hiệu phân kỳ giảm (Bearish Stochastic Divergence signal). Khi đó xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.
- Đỉnh của giá tăng, tức đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- Đỉnh của Stochastic giảm, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Các điều kiện như vậy được gọi là tín hiệu phân kỳ đảo chiều xu hướng hay tín hiệu phân kỳ thường (regular divergence signals).
Như bạn có thể thấy trong hình trên, giá GBPUSD tiếp tục đi xuống trong khi Chỉ báo dao động Stochastic tiếp tục tăng, tạo ra sự phân kỳ tăng thường. Bạn nên đặt lệnh mua khi giá phá vỡ kênh xu hướng giảm.
Một vài ngày sau, Stochastic Oscillator tạo ra một tín hiệu giảm giá và cả %K và %D tiếp tục đi xuống trong khi giá GBPUSD tạo đỉnh cao hơn. Loại thị trường này được gọi là sự phân kỳ giảm thường. Khi bạn tìm thấy sự phân kỳ thường, bạn nên loại bỏ tín hiệu giao nhau của Stochastic vì nó có thể trở thành tín hiệu sai.
Ví dụ: Trong hình trên, tín hiệu Stochastic Oscillator đầu tiên (%K nằm trên %D tạo ra tín hiệu mua) trong quá trình phân kỳ tăng thường, đây là một tín hiệu sai vì thị trường đã không đi lên sau khi xuất hiện tín hiệu Stochastic giao nhau mà lại tiếp diễn xu hướng giảm.
Phân kỳ kín
Tín hiệu phân kỳ kín (Hidden Divergence Signals) là một tín hiệu tiếp tục xu hướng và Stochastic Oscillator được sử dụng để tìm những điểm vào khi xuất hiện tín hiệu này. Nếu bạn học cách kết hợp tín hiệu giao nhau với tín hiệu phân kỳ kín, nó có thể mang lại cho bạn một cơ hội giao dịch tốt.
Phân kỳ tăng kín xảy ra khi Giá đang tạo đáy mới cao hơn, nhưng Stochastic lại tạo đáy mới thấp hơn. Mặt khác, Phân kỳ giảm kín xảy ra khi giá đang tạo đỉnh mới thấp hơn, nhưng Stochastic lại tạo đỉnh mới cao hơn.
Ví dụ: Trong hình trên, giá trị Stochastic Oscillator đã đi xuống dưới mức giá thấp hơn đáy trước đó, nhưng đồng thời, đáy mới của GBPUSD lại cao hơn đáy trước đó, đây chính là sự phân kỳ tăng kín.
Một cách khác để sử dụng Stochastic với tín hiệu tiếp tục xu hướng hoặc tín hiệu phân kỳ kín là kết hợp nó với tín hiệu giao nhau. Khi thị trường tạo ra đồng thời một tín hiệu phân kỳ kín và tín hiệu giao nhau của Stochastic, sự kết hợp của hai tín hiệu này có thể tạo ra một cơ hội giao dịch với xác suất chiến thắng cao.
Như bạn có thể thấy trong hình trên, ngay sau khi đường %K vượt xuống đường %D, giá EURUSD ngay lập tức tiếp tục xu hướng giảm.
5. Cách sử dụng chỉ báo Stochastic Histogram
Đối với Chỉ báo Stochashstic Oscillator việc sử dụng các công cụ dưới dang Histogram là rất hiệu quả, vì nó trực quan, dễ áp dụng, tín hiệu nó được thể hiện rõ ràng hơn.
Lưu ý: Chỉ báo Stochastic Histogram nó theo những thông số của Stochastic . Nó là hoàn toàn khác biệt với các chỉ báo Histogram khác như CCI Histogram, MACD Histogram, RSI Histogram, … Nhìn có vẻ giống nhưng thực chất cấu tạo của mỗi chỉ báo là hoàn toàn khác nhau.
Với tín hiệu vào lệnh này có thể hơi trễ hơn việc bạn vào lệnh ở các điểm giao cắt hoặc ở vùng quá mua, quá bán nhưng nó lại có vẻ như an toàn hơn. Vì lúc này tín hiệu đã được xác nhận rõ ràng.
Để tải về và cài đặt bằng cách nhấn vào mục Indicator để tải về tất cả các chỉ báo liên quan Stochatic.
6. Kết luận về chỉ báo Stochastic
Nhiều nhà giao dịch tài chính đã sử dụng chỉ báo Stochastic trong hệ thống giao dịch của họ. Khi được sử dụng đúng cách, chỉ báo này có thể giúp bạn đánh giá biến động thị trường tốt hơn trong cả thị trường có xu hướng hoặc thị trường bị ràng buộc phạm vi.
Ví dụ: Một hệ thống giao dịch với chỉ báo Stochastic có khả năng tạo ra các tín hiệu giao nhau mua hoặc bán đáng tin cậy trong một thị trường giới hạn phạm vi cũng như tín hiệu phân kỳ kín trong một thị trường có xu hướng.
Tuy nhiên, khi tín hiệu giao nhau không hoạt động tốt như một tín hiệu đảo chiều xu hướng trong một xu hướng tăng mạnh, thì tín hiệu phân kì thường lại trở nên đáng tin cậy hơn để dự đoán đảo chiều xu hướng.
Stochastic Oscillator có thể là một công cụ linh hoạt trong hệ thống giao dịch của bạn. Bạn có thể phát triển chiến lược này để tạo ra tín hiệu giao dịch trên cả thị trường đang có xu hướng hay thị trường bị ràng buộc phạm vi. Tuy nhiên, bạn cần biết cách áp dụng linh hoạt các tín hiệu dựa trên các điều kiện thị trường khác nhau để giao dịch thành công.
Cũng như các công cụ chỉ báo khác, không nên sử dụng chỉ báo MACD một cách độc lập mà cần kết hợp với những công cụ chỉ báo khác để nâng cao tính hiệu quả. Chúng ta có thể kết hợp với các chỉ báo như: Đường trung bình động MA, Boillinger Bands, Fibonacci, hoặc nến Heiken Ashi,…
Bài tiếp theo : RSI là gì? Ý nghĩa & Cách sử dụng chỉ báo RSI trong forex