Chỉ báo Keltner Channel? Cách sử dụng Keltner Channel chuyên sâu

Chỉ báo Keltner Channel? Cách sử dụng Keltner Channel chuyên sâu

Chỉ báo Keltner Channel được coi là “tiền bối” của Bollinger Bands – một chỉ báo đã quá quen thuộc với anh em. vậy, Keltner Channel là gì và có những hiệu quả như thế nào trong quá trình phân tích kỹ thuật? Cùng tham khảo bài viết sau để nămd được những đặc điểm chính của chỉ báo này cũng như cách sử dụng Keltner Channel hiệu quả nhất nhé!

Chỉ báo Keltner Channel là gì?

Chỉ báo này được ra mắt lần đầu trong cuốn “How to make money in Commodities” năm 1960 bởi nhà giao dịch Chester W. Keltner.

Keltner Channel là một chỉ báo chậm. Tương tự như Bollinger Bands, chỉ báo này thuộc nhóm các chỉ báo kỹ thuật về phạm vi giá, gồm 3 đường: đường trên, đường giữa, đường dưới. Trong đó:

1. Chỉ báo Keltner Channel là gì

  • Đường trên = EMA(20) + 2*ATR
  • Đường giữa = EMA(20)
  • Đường dưới = EMA(20) – 2*ATR

Với EMA(20) là đường trung bình động luỹ thừa 20 ngày còn ATR là vùng dao động trung bình của giá thực. Như vậy, Keltner Channel có thể cung cấp cho người dùng 2 dữ liệu chính là xu hướng giá và độ biến động của thị trường. Dựa vào đó, anh em có thể nắm được xu hướng hiện tại cũng như phạm vi biến động của chúng.

Cách cài đặt chỉ báo Keltner Channel trên Trading View

Để sử dụng được chỉ báo này trên Trading view, anh em chỉ cần truy cập vào trang web, chọn cặp coin mà mình muốn phân tích, sau đó tìm kiếm chỉ báo để áp dụng.

2. Cách cài đặt chỉ báo Keltner Channel trên Trading View

Anh em có thể sử dụng thiết lập mặc định hoặc thực hiện cài đặt các thông số cho chỉ báo này. Trong đó, bạn có thể chọn các đường MA khác nhau sao cho phù hợp với sở trường cá nhân bởi mỗi đường MA sẽ mang theo những đặc trưng riêng. Thông số mặc định của MA là 20, nếu bạn cài đặt thông số cao hơn, bạn có thể loại nhiễu và nắm được xu hướng dài hạn. Thông số thấp hơn có phản ứng nhanh hơn nhưng khả năng lọc nhiễu là thấp hơn.

3. Cách cài đặt chỉ báo Keltner Channel trên Trading View

Đối với ATR, nếu anh em thiết lập ATR quá ngắn, nó sẽ ôm sát giá và có khả năng bị phá vỡ liên tục. Nếu ATR quá dài, giá sẽ khó có thể chạm đến kênh trên và kênh dưới của chỉ báo. Do vậy, nếu chưa có kinh nghiệm hoặc chưa backtest chỉ báo này đủ nhiều, anh em có thể sử dụng những thiết lập mặc định để đảm bảo an toàn.

Ý nghĩa của chỉ báo Keltner Channel

Những thông tin cơ bản mà chỉ báo này có thể cung cấp cho anh em bao gồm:

Xác định xu hướng giá

Nếu chỉ với chỉ báo ATR chúng ta sẽ không thể xác định được hướng di chuyển của giá. Tuy nhiên, nếu kết hợp chúng với đường MA, chỉ báo Keltner có thể giúp nhà giao dịch xác định xu hướng giá một cách dễ dàng như sau:

4. Keltner Channel Xác định xu hướng giá

  • Nếu Keltner Channel dốc lên: thể hiện xu hướng uptrend ngắn hạn
  • Nếu Keltner Channel dốc xuống: thể hiện xu hướng downtrend ngắn hạn

Hỗ trợ – kháng cự

Chỉ báo này cũng có thể đóng vai trò là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự như sau:

5. Keltner Channel Hỗ trợ – kháng cự

  • Ngưỡng kháng cự được chịu trách nhiệm bởi đường trên khi thị trường chưa có xu hướng rõ ràng. Khi chạm đến đường này, giá thường bật xuống.
  • Ngưỡng hỗ trợ được chịu trách nhiệm bởi đường dưới khi thị trường chưa có xu hướng rõ ràng. Khi chạm đến đường này, giá thường bật lên.
  • Tuy nhiên, khi thị trường đang trong xu hướng tăng, biểu đồ có thể chạm đường trên liên tục; ngược lại, khi thị trường đang trong xu hướng giảm, biểu đồ có thể chạm đường dưới liên tục.

Chỉ báo Keltner Channel và Bollinger Bands khác nhau như thế nào

Như đã đề cập, Bollinger Bands được coi như đàn em của Keltner Channer bởi hai chỉ báo này có khả nhiều điểm tương đồng. Nếu quan sát dựa trên cấu trúc, anh em có thể thấy chúng khá giống nhau. Để phân biệt hai chỉ báo này, anh em có thể dựa vào những đặc điểm sau:

Bollinger Bands

Chỉ báo này dựa vào độ lệch chuẩn của giá tác động vào đường giữa để tạo ra 2 đường biên. Do vậy, độ rộng của Bollinger Bands có thể thay đổi và anh em có thể dựa vào sự giãn nở hay thu hẹp của BB để phân tích. Mỗi khi giá có biến động đột ngột, BB sẽ phản ứng rất mạnh mẽ.

Keltner Channel

Chỉ báo Keltner Channel, trong khi đó, không sử dụng độ lệch chuẩn mà dùng ATR (vùng dao động trung bình của giá thực) để tác động vào đường giữa. Do vậy, độ rộng của 2 đường trên và dưới không ổn định. Dựa vào đó, các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự được cung cấp bởi Keltner Channel sẽ dễ quan sát và đưa ra phân tích hơn. Đây cũng là lý do mà hầu hết các nhà giao dịch có phần ưa chuộng Keltner Channel hơn Bollinger Bands.

Những chiến lược giao dịch với Keltner Channel hiệu quả

Giao dịch dựa vào ngưỡng kháng cự – hỗ trợ

Những hướng di chuyển chính của giá bao gồm: Uptrend, Downtrend, Sideway. Trong đó, xu hướng Sideway được coi là khó nhằn nhất đối với nhà giao dịch, đặc biệt là những newbie trong thị trường.

Ví dụ, anh em thực hiện mua một lượng coin nhất định khi thị trường đang Sideway vì tin rằng giá coin sẽ tăng. Và giá coin tăng thật, nhưng khi chưa chạm được đến điểm chốt lời, nó lại quay đầu giảm. Tình huống này chắc hẳn đã khiến không ít anh em newbie hoảng hoảng thoát lệnh.

Chỉ báo Keltner Channel là một giải pháp phù hợp để anh em có thể vượt qua được tâm lý hoảng loạn và nắm bắt thị trường tốt hơn. Trong đó, anh em nên sử dụng thêm chỉ báo RSI để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách áp dụng như sau:

6. Giao dịch dựa vào ngưỡng kháng cự – hỗ trợ

  • Đầu tiên, anh em cần xác định xu hướng thị trường là Sideway. Đây là yếu tố cần thiết đối với chiến lược này. Nếu thị trường đang có xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt, anh em có thể áp dụng những chiến thuật khác.
  • Tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng RSI để xác định vùng quá mua và quá bán, đồng thời quan sát tương quan của giá và Keltner Channel để xác định điểm vào lệnh. Cụ thể, nếu RSI chạm vùng quá bán, giá chạm đường dưới Keltner Channel → vào lệnh long; nếu RSI chạm vùng quá mua, giá chạm đường trên Keltner Channel → vào lệnh Short.
  • Đối với lệnh long, điểm chốt lời đặt tại điểm RSI vượt vùng quá mua, điểm cắt lỗ đặt dưới đường dưới của Keltner Channel. Đối với lệnh Short, điểm chốt lời đặt tại điểm RSI giảm về quá bán còn điểm chốt lời đặt trên đường trên của Keltner Channel.

Giao dịch khi giá Breakout (phá vỡ)

Chiến lược này được thực hiện để đón đầu xu hướng mới bằng cách xác nhận xu hướng mới ngay khi nó được hình thành. Hạn chế của chiến lược này là những false – break (đột phá giả) nhằm dụ trader vào lệnh.

Bởi vậy, chúng ta sẽ cần kết hợp thêm những chỉ báo liên quan đến xu hướng để hỗ trợ giao dịch. Anh em có thể lựa chọn luôn ADX với cách thức như sau:

7. Giao dịch khi giá Breakout (phá vỡ)

  • Đầu tiên, anh em cũng thực hiện xác định xu hướng sideway như với chiến thuật trên.
  • Tiếp theo, chúng ta sử dụng ADX để xác định biến động thị trường. Nếu ADX trên 20 thì khả năng xảy ra breakout là rất cao.
  • Nếu giá nằm trên kênh trên của chỉ báo Keltner — > đặt lệnh long; ngược lại, nếu giá nằm dưới kênh dưới của chỉ báo Keltner — > đặt lệnh short.
  • Với chiến lược này, anh em có thể đặt điểm cắt lỗ tại đáy/đỉnh gần nhất còn điểm chốt lời đặt tại điểm giá quay lại và chạm đường giữa của keltner channel.

Giao dịch Pullback

Chiến thuật này được áp dụng đối với giao dịch trên xu hướng dài hạn. Bởi vậy, việc chờ đợi và quan sát những con sóng đi ngược chiều là rất cần thiết để xác định điểm vào lệnh.

8. Giao dịch Pullback

Cụ thể hơn, với thị trường uptrend, anh em có thể xác định điểm vào lệnh long khi giá giảm và chạm vào đường giữa của Keltner Channel. Ngược lại, nếu thị trường đang downtrend, anh em có thể vào lệnh short nếu giá tăng ngược lên và chạm vào đường giữa của chỉ báo.

Lưu ý: Với chiến lược này, anh em cần chắc chắn với các tín hiệu trước khi thực hiện đặt lệnh. Điều này có nghĩa là anh em không nên đặt lệnh nếu giá chạm vào đường trên hoặc đường dưới của Keltner Channel.

Tùy chỉnh thông số của Keltner Channel

Với một số điều chỉnh thông số, anh em có thể sử dụng chỉ báo này để nắm bắt được tốt hơn các dữ liệu về bứt phá thị trường, sóng tăng, sóng giảm, và tối ưu hoá lợi nhuận của mình.

Cách thiết lập như sau:

  • Khung thời gian: Anh em có thể lướt sóng ở khung M15 hoặc M30 và giao dịch trung – dài hạn với các khung lớn như H1, H4 hay D1.
  • Keltner Channel: 42
  • MA: SMA10

Cách đặt lệnh mua:

9. Cách đặt lệnh mua với Keltner Channel

  • Dấu hiệu: khi giá tăng và phá qua đường kênh trên của Keltner Channel, đồng thời SMA10 cắt đường kênh trên của Keltner Channel từ dưới lên.
  • Điểm cắt lỗ: đặt tại đường trung tâm của Keltner Channel.
  • Nếu đà tăng đủ mạnh, anh em có thể gồng lời và thoát lệnh tại thời điểm giá quay lại đường trung tâm của keltner channel.

Cách đặt lệnh bán:

10. Cách đặt lệnh bán với Keltner Channel

  • Dấu hiệu: khi giá giảm và phá qua đường kênh dưới của Keltner Channel, đồng thời đường SMA10 cắt đường kênh dưới của Keltner Channel từ trên xuống.
  • Điểm cắt lỗ: đặt tại đường trung tâm của Keltner Channel.
  • Nếu đà giảm mạnh, anh em có thể gồng lời và thoát lệnh khi giá quay lại đường trung tâm của Keltner Channel.

Hạn chế của chỉ báo Keltner Channel

Những hạn chế của kênh Keltner có thể kể đến như sau:

  • Việc thiết lập thông số chỉ báo đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả làm việc của nó. Do vậy, tuy là một chỉ số có khả năng tùy chỉnh cao nhưng chỉ số này lại có thể không phù hợp với một số nhà giao dịch.
  • Tuy có khả năng cung cấp nhiều dữ liệu như độ biến động thị trường, xác định xu hướng, … nhưng Keltner Channel cũng không thể tránh khỏi những trường hợp đưa ra dữ liệu sai sót do thị trường có nhiều biến động và bẫy giá phức tạp. Bởi vậy, việc kết hợp các chỉ báo khác để có cái nhìn về bức tranh tổng thể sẽ giúp anh em giảm thiểu được nhiều rủi ro khi giao dịch.
  • Vai trò hỗ trợ và kháng cự của đường kênh trên và kênh dưới của Keltner Channel không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả. Chúng ta sẽ cần dựa trên rất nhiều yếu tố để tinh chỉnh được chỉ báo này sao cho phù hợp với biến động thị trường và kinh nghiệm đúc rút của bản thân..

Nhìn chung, đây là một chỉ báo được sử dụng phổ biến và đã chứng minh được hiệu quả làm việc của nó trong suốt thời gian tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, không một chỉ báo nào hoàn hảo 100%, kể cả Keltner Channel. Bởi vậy, anh em cần thận trọng trong quá trình phân tích cũng như nên kết hợp linh hoạt với các chỉ báo khác để tối ưu hoá được lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro giao dịch nhé!

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những đặc điểm chính của chỉ báo Keltner Channel cũng như cách áp dụng chỉ báo này sao cho hiệu quả. Thông qua đó, hy vọng anh em có thể sử dụng các chiến lược một cách hiệu quả và thu được lợi nhuận tiềm năng tốt nhất! Chúc anh em thành công!

Bài tiếp theo : MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong đầu tư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *