Chỉ số Đô la Mỹ (USDX) là gì? Tại sao trong thị trường ngoại hối chúng ta cần phải quan tâm đến chúng. Đây là một trong những thắc mắc kinh điển của những nhà giao dịch ngoại hối.
Vì đô la Mỹ là đồng tiền tệ có vị thế quan trọng nhất trong Forex và chúng cũng ảnh hưởng đến những loại tiền tệ, sản phẩm tài chính khác như vàng, cổ phiếu,…
Chính vì vậy, khi tham gia vào thị trường ngoại hối nhất thiết bạn phải hiểu được tầm quan trọng của chỉ số Đô la Mỹ (USDX) là gì?
Định nghĩa chỉ số Đô la Mỹ (USDX) là gì?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn chỉ số Đô la Mỹ (USDX – USD Index) là thước đo (chỉ số) của giá trị đồng đô la Mỹ so với một rổ ngoại tệ hoặc các loại ngoại tệ của những quốc gia hàng đầu thế giới. Thường rổ ngoại tệ này sẽ bao gồm có đồng đô la Mỹ và các đồng tiền tệ đối tác thương mại với Mỹ.
Trong giao dịch ngoại hối chỉ số đô la Mỹ (USDX) cũng tương ứng về vai trò quan trọng như các chỉ số trong thị trường chứng khoán.
Điển hình như Dow Jones (DJIA), S&P 500, Russell 2000, NASDAQ, Nimbus 2001 và Wilshire 5000.
Bởi vì chúng không những giống nhau về cách thức tính toán mà còn tương quan về độ cung cấp tín hiệu giá trị của một rổ tiền tệ.
Chính vì thế chúng ta càng thấy được mức độ quan trọng của chỉ số này khi thực hiện những giao dịch Forex.
Đặc biệt hơn, các nhà giao dịch có thể tìm thấy chỉ số Đô la Mỹ (USDX) ở những biểu đồ Tradingview hoặc trong những MT4, MT5 thông qua những ký hiệu như DXY hoặc USDX.
Rổ tiền tệ thuộc chỉ số Đô la Mỹ (USDX) gồm những đồng nào?
Ở phần thông tin định nghĩa trên, Dautuviet có nhắc đến dữ kiện rổ tiền tệ, nhưng không phải ai cũng biết rổ tiền tệ này sẽ bao gồm những đồng ngoại tệ nào?
Chỉ số Đô la Mỹ (USDX) được cấu tạo từ rổ tiền tệ bao gồm: Euro (EUR), yên (JPY), bảng Anh (GBP), đô la Canada (CAD), krona Thụy Điển (SEK) và franc Thụy Sĩ (CHF).
Từ các đồng này chúng ta thấy được rằng USDX sẽ bao hàm tất thảy 24 quốc gia bao gồm 17 quốc gia thuộc liên minh châu Âu sử dụng đồng Euro (EUR) và 5 quốc gia còn lại.
Và những cường quốc này đều có sự tác động đáng kể đến nền thương mại Mỹ. Thêm vào đó, 24 quốc gia đại diện cho những thị trường ngoại hối phát triển mạnh.
Do đó, sự lên xuống của những đồng ngoại tệ thuộc nhóm quốc gia này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự lên xuống của chỉ số đô la Mỹ.
Bên cạnh đó các nhà giao dịch cần lưu ý thêm một khía cạnh là những đồng tiền của 24 quốc gia này sẽ làm nền tảng hoạt động của các loại tiền tệ khác trên thế giới.
Mặc dù có không ít đồng ngoại tệ không được thêm vào rổ tiền tệ nhưng khi chúng đi kèm với các đồng thuộc nhóm 24 quốc gia nêu trên thì chỉ số USDX cũng sẽ phản ánh được một phần nào chính xác mức cung cầu đồng USD trên thị trường ngoại hối.
Lịch sử hình thành chỉ số Đô la Mỹ (USDX)
Chỉ số đô la Mỹ (USDX) chính thức được hình thành vào năm 1973 khi FED – Cục dự trữ Liên bang Mỹ muốn theo dõi giá trị của đồng USD khi tổng thống Nixon cho phép đồng này được thả nổi trong thị trường Forex.
Cho đến giai đoạn năm 1985 thì chỉ số Đô la Mỹ (USDX) được quản trị bởi ICE (Intercontinental Exchange) và từ đó USDX được xem là thương hiệu đã được đăng ký bản quyền thương mại.
Và ngay từ giây phút được công khai rộng rãi trên thị trường ngoại hối thì chỉ số Đô la Mỹ được tính giá trị khởi đầu là ở mức 100.00. Ví dụ như thị trường có chỉ số USDX là 80.00 thì đồng nghĩa với giá trị của đồng đô la Mỹ thời điểm đó là 80% so với thời điểm ban đầu.
Những khoảng thời gian sau đó chỉ số này đã có những thay đổi liên tục, đỉnh điểm là vào năm 1985 thì chỉ số đô la Mỹ đã tăng vượt bậc lên đến 163.83, tức nó đã cao hơn 63.83% so với thời điểm khởi phát thiết lập đầu tiên vào năm 1973.
Bên cạnh đó, chỉ số này cũng bị “hạ sàn” ở mức thấp nhất 71.58 vào năm 2008, mức này thấp hơn giai đoạn thiết lập ban đầu đến 28.42%.
Để hiểu rõ hơn về chỉ số Đô la Mỹ (USDX) là gì cũng như quá trình hình thành của nó, Dautuviet sẽ giới thiệu thêm đến bạn một số cột mốc lịch sử quan trọng của chúng từ năm 2007 đến năm 2019 như sau:
- Thời gian 31/12/2007 thì chỉ số Đô la Mỹ (USDX) đạt mức 76.70.
- Năm 2010 USDX đã có một tăng vọt lên 88.26 và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong 3 năm. Tuy nhiên đến cuối năm thì USDX vẫn bị giảm còn 78.96 mặc dù FED đã cho ra mắt QE2 vào tháng 11/2010.
- Sau đó đến năm 2015 FED đã ban bố tăng lãi suất cho vay nên kéo theo chỉ số đô la Mỹ cũng tăng theo, đạt mức 91.92.
- Đến năm 2019 thì đồng đô la Mỹ USD đạt đỉnh cao giá trị 98.20 vào 24/04/2019. Nhưng nó đã bị tác động của yếu tố thị trường và giảm nhẹ còn 95.98 vào ngày 24/06. Sau đó, FED tiếp tục ra thông báo giảm lãi suất làm đồng USD tăng lên 98.52 vào thời gian 31/7
Kết luận
Trên đây chỉ là những thông tin “mở màn” về chỉ số Đô la Mỹ (USDX). Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về công cụ này thì hãy tiếp tục theo dõi Dautuviet ở những bài viết theo để thấy được tầm quan trọng của chúng nhé.