Khi bạn nghe người khác đề cập đến phân tích cơ bản (PTCB), điều thực sự là họ đang nói về những vấn đề cơ bản của nền kinh tế của một quốc gia hoặc một nền kinh tế nào đó.
Những vấn đề cơ bản của nền kinh tế bao gồm một tập hợp thông tin rộng lớn – ví dụ như dạng của nền kinh tế, chính trị hoặc những báo cáo về môi trường kinh doanh, dữ liệu, những thông báo hoặc sự kiện.
Ngay cả viêc hạ hạng mức tín nhiệm cũng được xem là dữ liệu cơ bản và có thể sử dụng để tìm kiếm lợi nhuận. PTCB là việc sử dụng và nghiên cứu các yếu tố đó để dự đoán biến động tương lai của các loại tiền tệ.
Đây là việc nghiên cứu những điều đang xảy ra trên thế giới và xung quanh chúng ta, theo góc độ tài chính và kinh tế, và chú tâm vào cách thức tác động của kinh tế vĩ mô (ví dụ như tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp…) đến những sản phẩm chúng ta đang giao dịch.
Dữ liệu cơ bản và những dạng khác nhau của chúng.
PTCB cung cấp cái nhìn rõ ràng về việc biến động giá “có thể” hoặc sẽ phản ứng với những sự kiện kinh tế nhất định. Nó có thể là một báo cáo được công bố của FED về doanh số nhà bán của Mỹ. Hoặc cũng có thể là ECB sẽ thay đổi chính sách tiền tệ.
Việc công bố dữ liệu cho công chúng thường thay đổi bức tranh kinh tế (hoặc gọi là tư duy kinh tế), tạo ra phản ứng cho từ nhà đầu tư đến nhà đầu cơ. Sự đầu cơ về việc tăng lãi suất có thể đã “được đoán định trước” hàng giờ hoặc vài ngày trước khi có thông báo thực sự về vấn đề này.
Thực tế, nhiều cặp tiền có đôi khi biến động 100 pips chỉ trong vài khoảnh khắc trước khi một thông tin kinh tế chính được công bố, tạo ra những thời điểm có thể có lợi nhuận cho việc giao dịch.
Đó là lý do vì sao nhiều trader chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm công bố thông tin nhất định và bạn cũng nên như vậy.
Nói chung, các chí báo kinh tế được tạo thành từ nhiều phần dữ liệu từ PTCB. Giống như tiếng chuông báo cháy reo lên khi nó phát hiện ra khói hoặc nhiệt, các chỉ báo kinh tế cung cấp những cái nhìn rõ ràng về mức độ tốt đẹp của một nền kinh tế.
Mặc dù rất quan trọng trong việc hiểu rõ về giá trị con số của một chỉ báo, cũng cần hiểu rằng dự báo của thị trường cho con số này cũng rất quan trọng.
Hiểu rõ tác động của con số thực tế trong mối quan hệ so với con số dự báo là điều rất quan trọng. Những yếu tố này cần lưu ý khi quyết định giao dịch.
Đừng lo nếu bạn thấy quá phức tạp. Nó đơn giản hơn điều mà chúng ta cảm thấy và bạn không cần phải có kiến thức cao siêu để mà nhận biết cách giao dịch với PTCB.
PTCB là một công cụ giá trị trong việc dự báo tình trạng tương lai của nền kinh tế, nhưng không quá hiệu quả trong việc dự báo hướng đi của đồng tiền.
Dạng phân tích này có rất nhiều vùng xám bởi vì thông tin cơ bản dưới dạng các báo cáo được công bố hoặc thông báo về thay đổi chính sách tiền tệ thì lộn xộn hơn so với PTKT.
Phân tích các thông tin kinh tế và báo cáo dữ liệu cơ bản thường dẫn đến các vấn đề sau: “Việc tăng lãi suất với số phần trăm như thế này CÓ THỂ khiến đồng EUR tăng điểm” “Đồng USD CÓ THỂ giảm điểm với giá trị chỉ báo PTCB ở mức này”.
“Niềm tin tiêu dùng giảm 2% từ báo cáo lần trước”.
1. Các báo cáo kinh tế
Thị trường thường có xu hướng phản ứng dự trên điều mà con người cảm nhận. Những cảm nhận này có thể dựa vào phản ứng của họ với các báo cáo kinh tế, dựa trên sự đoán định về tình hình thị trường hiện tại.
Và bạn hãy phỏng đoán điều này – có rất nhiều người, với những cảm nhận và ý tưởng khác nhau.
Bạn có thể sẽ nghĩ “Hic, có quá nhiều sự bất định trong PTCB” Bạn hoàn toàn đúng. Không có cách nào để nhận biết 100% rằng giá sẽ đi đâu chỉ bởi các dữ liệu cơ bản mới. Nhưng không vì vậy mà cho rằng có thể bỏ qua PTCB.
Không nên tý nào?
Chỉ vì có quá nhiều thông tin cơ bản, nhiều người đơn giản là khó có thể nắm hết được. Ngoài ra, vì hầu hết dữ liệu cơ bản được báo cáo cho 1 đồng tiền riêng lẻ, dữ liệu cho đồng tiền còn lại trong cặp tiền giao dịch cũng cần thiết để so sánh nhằm thấy được bức tranh toàn cảnh.
Như đã nói ở trên, cách thức giao dịch là chọn đồng tiền mạnh so với đồng tiền yếu. Tại điểm này, chúng ta vẫn đợi câu trả lời cho câu hỏi “Tôi có cần phân tích cơ bản để trở thành một người giao dịch Forex thành công?”
Nhìn từ 2 góc độ nhé.
- Phân tích kỹ thuật thường là phương pháp dành cho người giao dịch ngắn hạn, chú ý đến giá.
- Người giao dịch trung hạn và dài hạn thường chú tâm vào phân tích cơ bản nữa vì nó giúp nắm được giá trị của đồng tiền.
Câu trả lời là bạn nên sử dụng CẢ HAI.
Các chiến lược giao dịch với PTKT sẽ bị ảnh hưởng nặng tại thời điểm công bố các thông tin cơ bản. Ngược lại, những người chỉ chú ý đến PTCB sẽ mất đi những cơ hội trong ngắn hạn khi các mô hình giá và chỉ báo kỹ thuật mang đến.
Sự pha trộn giữa PTCB và PTKT sẽ bao gồm mọi thứ. Bạn cẩn trọng với lịch và sự kiện kinh tế, nhưng bạn vẫn có thể nhận diện và sử dụng những công cụ kỹ thuật và mô hình mà các người giao dịch khác chú tâm.
2. Tại sao lãi suất quan trọng?
Đơn giản, lãi suất khiến thị trường Forex chuyển động. Nói cách khác, thị trường Forex bị điều khiển bởi lãi suất. Lãi suất của một đồng tiền thường là nguyên nhân lớn nhất trong việc xác định giá trị cảm tính của đồng tiền đó. Vì vậy, biết được cách các NHTW thiết lập chính sách tiền tệ, như quyết sách lãi suất, là điều cần thiết.
Một trong những tác động lớn nhất của quyết sách lãi suất của các NHTW là ổn định giá cả, hay là “lạm phát”. Lạm phát là sự tăng giá mạnh của giá cả hàng hóa và dịch vụ. Lạm phát là nguyên khiến ông bà ta chỉ cần bỏ 1 đồng là mua được 1 lon nước soda hồi những năm 1920, trong khi bây giờ người ta phải trả đến gấp 20 lần cho cùng 1 lon nước đó.
Về tổng quan thì lam phát nhẹ sẽ đồng hành với sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát siêu tốc có thể đe dọa nền kinh tế và đó lý nguyên nhân tại sao NHTW luôn chú ý đến những chỉ báo về lạm phát, như CPI hay PCE.
Trong nỗ lực giữ lạm phát ở mức hợp lý, các NHTW thường tăng lãi suất, kết quả là hạ tăng trưởng kinh tế xuống và làm chậm lạm phát.
Điều này xảy ra vì khi lãi suất cao, thường sẽ khiến người lao động và doanh nhân giảm vay mượn và tăng tiết kiệm, khiến hoạt động kinh tế chững lại. Phí vay mượn trở nên đắt hơn trong khi giữ tiền mặt lại hấp dẫn hơn.
Ở chiều ngược lại, khi lãi suất giảm xuống, người tiêu dùng và doanh nghiệp dễ vay mượn hơn (vì ngân hàng hạ yêu cầu cho vay xuống), giúp bán lẻ và xoay vòng vốn tăng, từ đó giúp nền kinh tế phát triển.
Vậy nó tác động đến thị trường Forex như thế nào?
Tiền tệ ảnh hưởng bởi lãi suất bởi vì nó khiến dòng vốn quốc tế chảy vào hoặc ra một quốc gia. Lãi suất là điều mà nhà đầu tư dùng để xác định họ có nên đầu tư vào quốc gia đó hay là chuyển đi nơi khác.
Ví dụ, nếu bạn lựa chọn giữa một tài khoản tiết kiệm có lãi 1% và 1 khoản chỉ 0,25%, bạn chọn cái nào?
Chắc là cái 1% chứ, đúng không?
Đơn giản mà, 1% thì lớn hơn 0,25% rất nhiều. Các đồng tiền cũng vậy thôi.
Lãi suất của 1 quốc gia càng cao, thường thì đồng tiền sẽ càng mạnh. Đồng tiền sẽ thấp giá nếu lãi suất thấp và có thể sẽ yếu đi trong dài hạn.
Đơn giản nhỉ? Điều quan trọng nhất ở đây là lãi suất trong nước sẽ tác động đến việc người giao dịch quốc tế cảm nhận về giá trị của đồng tiền đó so với đồng tiền khác.
Dự đoán lãi suất
Thị trường luôn thay đổi với sự dự báo về các sự kiện và tình huống khác nhau. Lãi suất cũng vậy – thay đổi – nhưng nó không diễn ra thường xuyên lắm.
Hầu hết người giao dịch Forex không bỏ nhiều thời gian chú tâm vào lãi suất bởi vì thị trường thường “dự báo” nó vào trong giá rồi. Điều quan trọng là lãi suất được DỰ BÁO sẽ đi đâu.
Điều cũng quan trọng là lãi suất thường thay đổi chung với chính sách tiền tệ, hay cụ thể hơn, là kết thúc của chu kỳ tài chính.
Nếu lãi suất giảm thấp hơn sau mỗi kỳ, rất khó để điều ngược lại xảy ra. Lai suất có thể tăng lại ở vài điểm.
Và bạn có thể thấy nhiều người đầu cơ cố gắng tính toán xem chừng nào điều đó xảy ra và tăng bao nhiêu.
Thị trường sẽ nói cho họ biết; đó là bản năng của một con quái thú. Sự thay đổi trong dự báo báo hiệu sự thay đổi trong việc đầu cơ bắt đầu, và nó thu hút được nhiều động lượng như kiểu việc tăng lãi suất đã gần kề vậy.
Trong khi việc tăng lãi suất là một quá trình thay đổi từ từ của chính sách tiền tệ, cảm tính thị trường vẫn có thể thay đổi bất ngờ chỉ từ 1 báo cáo nào đó.
Điều đó khiến lãi suất thay đổi theo kiểu mạnh mẽ hơn hay nhiều khi lại ngược với cả hướng được dự đoná trước.
Vì vậy, bạn nên cẩn thận.
Sự chệch nhau về lãi suất
Hãy chọn 1 cặp tiền, cặp nào cũng được.
Nhiều người giao dịch Forex chọn kỹ thuật từ việc so sánh lãi suất của 1 đồng tiền này với đồng tiền khác là điểm khởi đầu trong quyết định một đồng tiền có thể mạnh lên hay yếu đi.
Sự khác nhua giữa 2 lãi suất, gọi là “sự chênh lệch lãi suất”, là điểm quan trọng để chú ý. Khoảng cách lãi suất có thể giúp bạn nhận diện đồng tiền không có sự rõ ràng.
Sự chệch ra về lãi suất giúp tăng sức mạnh cho các đồng tiền có lãi suất cao, trong khi thu hẹp sự sai biệt lại thuận lợi hơn cho các đồng tiền có lãi suất thấp.
Khi có sự thay đổi về lãi suất ngược nhau của 2 quốc gia, thường thì thị trường sẽ biến động mạnh.
Sự tăng lãi suất của 1 quốc gia kết hợp với sự giảm lãi suất của quốc gia còn lại chính là một công thức tuyệt vời cho những biến động mạnh.
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thật
Khi người ta nói về lãi suất, người ta ý nói đến hoặc lãi suất danh nghĩa hoặc lãi suất thật. Vậy 2 cái này khác nhau gì?
Lãi suất danh nghĩa thường không nói hết toàn bộ câu chuyện. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất trước khi được loại bỏ lạm phát ra khỏi nó.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát kỳ vọng
Lãi suất danh nghĩa thường dùng để công bố hoặc định giá các loại lãi suất (ví dụ như lợi suất trái phiếu…).
Thị trường lại không chú ý đến loại lãi suất này, họ chú ý đến lãi suất thực.
Nếu bạn sở hữu trái phiếu có lãi suất danh nghĩa là 6% nhưng lạm phát thực tế hàng năm là 5% thì thực ra lợi suất trái phiếu chỉ là 1%.
Rõ ràng có sự khác biệt rất lớn, vì vậy luôn nhớ phân biệt chúng.
3. Tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường Forex
Chính phủ các quốc gia và NHTW đề ra các chính sách tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu hoặc thành quả kinh tế nhất định.
Các NHTW và chính sách tiền tệ đi cùng với nhau, vì vậy bạn không thể nói về một thứ mà bỏ qua thứ kia.
Đôi khi các mục tiêu và thành quả là tương đồng giữa các NHTW trên thế giới, mỗi NHTW lại có một nhóm mục tiêu riêng được định hướng bởi đặc thù kinh tế quốc gia.
Cuối cùng, chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy và giữ vững sự ổn định giá cả và phát triển kinh tế quốc gia.
Để đạt được các mục tiêu, NHTW sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát:
- Lãi suất, dính liền với chi phí đồng tiền.
- Sự thay đổi của lạm phát
- Nguồn cung tiền
- Dự trữ liên ngân hàng
- Chiết khấu cho các ngân hàng thương mại.
Các dạng chính sách tiền tệ
Có nhiều dạng chính sách tiền tệ khác nhau. Chính sách tiền tệ siết chặt là chính sách giảm lượng cung tiền. Nó thường xảy ra với quá trình tăng lãi suất.
Ý tưởng ở đây là nhằm làm chậm tăng trưởng kinh tế với lãi suất cao. Việc vay mượn trở nên khó hơn và chi phí cao hơn, làm giảm tiêu dùng và đầu tư từ góc độ tiêu dùng và kinh doanh.
Chính sách tiền tệ nới lỏng thì ngược lại, là mở rộng hay tăng lượng cung tiền, hoặc giảm lãi suất.
Chi phí vay mượn sẽ giảm và hi vọng tiêu dùng và đầu tư tăng.
Điều tiết chính sách tiền tệ hướng tới tạo tăng trưởng bằng cách hạ thấp lãi suất, trong khi đó siết chặt chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát hoặc làm chậm tăng trưởng bằng cách tăng lãi suất.
Cuối cùng, chính sách tiền tệ trung hòa không nhắm đến tăng trưởng hay chống lạm phát.
Điều quan trọng cần nhớ về lạm phát là NHTW luôn có mức lạm phát mục tiêu, ví dụ 2%.
Họ sẽ không nói ra mục tiêu này, nhưng những chính sách tiền tệ sẽ hoạt động và chú tâm vào việc giữ mọi thứ ở vùng thoải mái này
Họ biết rằng đôi chút lạm phát sẽ là điều tốt, nhưng lạm phát quá tầm kiểm soát thì nó có thể khiến người dân mất tin tưởng vào nền kinh tế, vào việc làm và đặc biệt là vào đồng tiền của họ. Bằng cách có một mục tiêu lạm phát, NHTW giúp những người tham gia thị trường hiểu rõ hơn bằng cách nào mà họ (thành viên NHTW) đối mặt với hoàn cảnh kinh tế hiện tại.
Lấy ví dụ xem nhé:
Vào những năm 2010, lạm phát của Anh tăng lên 3.5% từ mức 2.9% chỉ trong vòng 1 tháng. Với mức lạm phát mục tiêu là 2%, mức mới 3.5% vượt quá ngưỡng thoải mái của BOE (NHTW Anh).
Thống đốc BOE là Mervyn King đã ra thông báo tái khẳng định rằng những nguyên nhân tạm thời đã gây nên mức tăng bất ngờ này, và mức lmaj phát hiện tại sẽ giảm trong ngắn hạn với những hành động rất nhỏ từ BOE.
Liệu thông cáo này của ông ta có thành hiện thực hay không không phải mục đích chúng ta bàn ở đây. Chúng ta chỉ muốn cho thấy rằng thị trường sẽ ở một nơi tốt hơn khi nó biết NHTW tiến hành hoặc không tiến hành điều gì đó liên quan đến mức lạm phát mục tiêu.
Đơn giản là, người giao dịch thích sự ổn định. NHTW thích sự ổn định.
Nền kinh tế thích sự ổn định. Được biết rằng mục tiêu lạm phát có tồn tại sẽ giúp người giao dịch hiểu rằng tại sao NHTW làm thứ mà nó làm.
Xoay vòng với chu kỳ chính sách tiền tệ
Đối với các bạn theo dõi đồng USD và nền kinh tế, nhớ lại rằng vài năm trước khi FED tăng lãi suất lên 10% không?
Đó là điều điên rồ nhất đối với FED từ trước đến nay, và cả thế giới tài chính đã náo động. Bạn không nhớ hả? Xem lại báo chí đó.
Lúc đó giá dầu thủng trần còn giá sữa thì cứ như là giá vàng. Không nhớ thì chắc là bạn ngủ quên mất rồi. Đùa thôi, chính sách tiền tệ không có thay đổi “khủng” đột nhiên như vậy đâu. Hầu hết thay đổi chính sách đều rất nhỏ, điều chỉnh từ từ vì thị trường sẽ rối loạn nếu lãi suất thay đổi bất ngờ.
Điều này không chỉ gây tác động đến các người giao dịch nhỏ lẻ, mà còn cả nền kinh tế. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy lãi suất chỉ đổi 0.25% cho đến 1% trong mỗi lần. Hãy nhớ lại, NHTW muốn sự ổn định, không muốn gây shock và kinh sợ.
Một phần của sự ổn định này đến từ việc cần thời gian để tiến hành thay đổi lãi suất. Nó có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm.
Cũng giống như người giao dịch Forex cần phải thu thập và nghiên cứu dữ liệu trước khi tiến hành bước tiếp theo, NHTW làm công việc tương tự, nhưng họ chú tâm đến việc ra quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, chứ không phải chỉ là 1 lệnh.
Nhớ rằng người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ phản ứng chậm hơn so với các thay đổi về lãi suất.
Sự chậm lại giữ sự thay đổi chính sách tiền tệ và tác động thực sự lên nền kinh tế có thể từ 1-2 năm.
Chính sách diều hâu và bồ câu của NHTW
Chúng ta đã biết lãi suất bị tác dộng rất mạnh bởi tầm nhìn của NHTW về kinh tế và ổn định giá cả, vốn tác động đến chính sách tiền tệ.
NHTW hoạt động cũng giống như những doanh nghiệp khác, đó là họ có người quản lý, là chủ tịch hoặc chủ tọa. Đó là người đứng đầu NHTW, gợi ý cho thị trường biết hướng đi của chính sách tiền tệ. Và khi họ nói, thị trường sẽ lắng nghe.
Vâng, rất quan trọng trong việc nhận biết điều gì sắp xảy tới đối với sự thay đổi chính sách tiền tệ. Và may mắn cho bạn, NHTW đã ngày càng tốt hơn trong việc giao tiếp với thị trường. Bạn có thực sự hiểu điều mà các NHTW muốn nói hay không, đó lại là một câu chuyện khác.
Chủ tịch NHTW không phải là người duy nhất quyết định chính sách tiền tệ cho một quốc gia hay nền kinh tế, tuy nhiên, điều mà họ nói không nên bỏ qua, mà còn cần xem đó như là một cẩm nang giao dịch.
Không phải quan chức NHTW nào cũng có tầm quan trọng như nhau.
Những bài phát biểu từ NHTW sẽ gây phản ứng từ thị trường, vì vậy hãy theo dõi những biến động mạnh sau khi có những công bố.
Bài phát biểu có thể bao gồm sự thay đổi (tăng, giảm, giữ nguyên) mức lãi suất hiện tại, thảo luận về sự tăng trưởng kinh tế và viễn cảnh, thông báo về chính sách tiền tệ hiện tại và những thay đổi trong tương lai.
Nhưng đừng thất vọng nếu bạn không theo dõi được trực tiếp sự kiện. Ngay khi thông báo bắt đầu phát đi, những hãng tin trên toàn cầu sẽ đưa tin đến công chúng ngay thôi.
Các nhà phân tích Forex và người giao dịch thường sẽ xem tin và cố gắng phân tích giọng điệu tổng quan và ngôn ngữ của bản thông báo, đặc biệt là họ sẽ làm vậy khi có sự thay đổi về lãi suất hoặc có những thông tin về tăng trưởng kinh tế trong bài phát biểu.
Cũng giống như cách thị trường phản ứng với những thông báo của các báo cáo hay chỉ báo kinh tế khác, người giao dịch Forex phản ứng mạnh với hoạt động của NHTW và sự thay đổi lãi suất khi mà chúng không giống như những gì thị trường dự báo.
Ngày càng trở nên dễ dàng hơn trong việc dự báo một chính sách tiền tệ phát triển theo thời gian, nhờ vào việc ngày càng minh bạch của các NHTW.
Tuy nhiên luôn có việc các NHTW thay đổi tầm nhìn của họ nhiều hơn hoặc ít hơn so với những gì được dự báo. Lúc đó, sẽ có biến động lớn và cần phải chú tâm đến các lệnh chúng ta đang giao dịch hoặc định giao dịch.
Trường phái diều hâu (hawkish) và trường phái bồ câu (dovish) của NHTW
Một NHTW được xem là diều hâu hoặc bồ câu tùy thuộc vào cách họ tiếp cận những tình huống kinh tế nhất định.
NHTW được xem là “diều hâu” khi họ ủng hộ việc nâng lãi suất để chống lạm phát, ngay cả khi nó gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và việc làm.
Ví dụ “NHTW Anh (BOE) thừa nhận sự có mặt của mối đe dọa về lạm phát cao”. BOE có thể được mô tả là diều hâu nếu họ đưa ra thông cáo chính thức về việc tăng lãi suất để chống lại lạm phát cao.
NHTW theo hướng bồ câu thì ngược lại, thường thích tăng trưởng kinh tế và việc làm hơn là siết chặt lãi suất. Họ thường có quan điểm ít mạnh mẽ hơn đối với các sự kiện hay hoạt động kinh tế nhất định.
Thường thì NHTW ít bộc lộ rõ thiên hướng của mình, tuy nhiên, trong những điều kiện đặc biệt, chúng ta sẽ thấy NHTW đó ngả về hướng diều hâu hoặc bồ câu thôi.
4. Những yếu tố cơ bản tác động đến giá trị của đồng tiền
Có một số yếu tố cơ bản giúp định hình sức mạnh trong dài hạn của một đồng tiền và có thể tác động đến người giao dịch. Hãy xem một số yếu tố có thể tác động dưới đây:
Viễn cảnh và tăng trưởng kinh tế
Chúng ta bắt đầu với nền kinh tế và viễn cảnh của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Điều dễ hiểu rằng khi người tiêu dùng nhận thấy một nền kinh tế mạnh, họ cảm thấy hạnh phúc và an toàn, và họ tiêu tiền. Các công ty sẽ rất sẵn lòng nhận lấy số tiền đó và nói “hey, chúng ta làm ra tiền! Tuyệt! Giờ… chúng ta làm gì với số tiền này?”
Những công ty có tiền sẽ xài tiền. Và điều này tạo ra thuế thu nhập cho chính phủ. Họ cũng bắt đầu tiêu tiền luôn. Bây giờ thì ai cũng tiêu tiền và điều này sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế.
Những nền kinh tế yếu kém, ngược lại, thường kèm theo việc người tiêu dùng không chịu tiêu xài, các doanh nghiệp không kiếm được tiền và không xài tiền, và chỉ có chính phủ là tiêu xài. Nhưng bạn biết rồi đấy, viễn cảnh tích cực và tiêu cực của nền kinh tế đều có tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ.
Dòng chảy vốn
Sự toàn cầu hóa, sự tiến bộ về công nghệ và Internet đã đóng góp cho sự thuận lợi trong việc đầu tư toàn cầu, bất kể bạn ngồi ở đâu. Bạn chỉ cần nhấn chuột hoặc gọi điện để đầu tư vào Sàn chứng khoán New York hay London, giao dịch chỉ số Nikkei hay HangSeng, hoặc mở tài khoản Forex để giao dịch đồng USD, EUR, JPY …
Dòng chảy vốn đo lường lượng tiền chảy vào hoặc ra một quốc gia hay nền kinh tế bởi vì vốn đầu tư. Điều quan trọng cần ghi nhớ là cán cân dòng chảy vốn, có thể là thặng dư hoặc thâm hụt.
Khi một quốc gia có cán cân dòng vốn là thặng dư, đầu tư nước ngoài vào quốc gia này nhiều hơn lượng đầu tư trong nước ra nước ngoài. Cán cân dòng vốn thâm hụt thì ngược lại, đó là đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn so với lượng đầu tư nước ngoài vào.
Với việc nhiều đầu tư vào trong nước, nhu cầu về đồng tiền của quốc gia sẽ tăng vì nhà đầu tư nước ngoài phải bán đồng tiền của họ để mua đồng tiền bản địa. Nhu cầu này khiến đồng tiền bản địa tăng giá trị.
Đơn giản là quy luật cung cầu mà thôi.
Như bạn đã biết, nếu nguồn cung cho 1 đồng tiền là lớn (hoặc nhu cầu yếu), đồng tiền thường sẽ mất giá trị. Khi dòng tiền đầu tư từ nước ngoài thay đổi và giới đầu tư trong nước cũng không mặn mà, đồng tiền nội địa sẽ gặp gánh nặng khi mọi người đều bán ra và mua vào loại tiền của quốc gia họ muốn đầu tư.
Dòng vốn nước ngoài chỉ thích những quốc gia có lãi suất cao và nền kinh tế mạnh. Nếu quốc gia đó có thị trường tài chính đang phát triển thì còn tốt hơn. Thị trường chứng khoán bùng nổ, lãi suất cao…cần gì nữa mà không thích? Dòng vốn nước ngoài sẽ đổ vào. Và một lần nữa, nhu cầu về đồng nội tệ sẽ tăng, và giá trị cũng tăng.
Cán cân thương mại & Dòng vốn thương mại
Chúng ta sống trong thị trường toàn cầu. Các quốc gia bán hàng hóa của riêng họ cho những quốc gia khác (xuất khẩu), trong khi lại mua các hàng hóa mà họ muốn từ một số quốc gia (nhập khẩu). Nhìn xung quanh nhà bạn thử. Hầu hết các thứ (đồ điện tử, quần áo, đồ chơi) hầu như đến từ các quốc gia khác.
Mỗi khi bạn mua thứ gì đó, bạn phải bỏ ra một số tiền của mình. Dù có mua từ ai thì bạn cũng phải bỏ tiền thôi.
Các nhà nhập khẩu Mỹ thanh toán tiền cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc khi họ mua hàng hóa. Và các nhà nhập khẩu Trung Quốc thanh toán tiền cho các nhà xuất khẩu Châu Âu khi họ mua hàng.
Tất cả việc mua và bán đều bao gồm việc thanh toán tiền, điều đó khiến dòng tiền chảy ra và vào quốc gia.
Cán cân thương mại đo lường tỷ lệ giữa xuất khẩu so với nhập khẩu của một quốc gia.
Nó cho thấy nhu cầu của hàng hóa và dịch vụ của quốc giá đó, và từ đó là đồng tiền của quốc gia đó. Nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, gọi là thặng dư và cán cân thương mại dương. Nếu nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, đó là thâm hụt và cán cân thương mại âm.
Vì vậy:
Xuất khẩu > Nhập khẩu = thặng dư = cán cân thương mại dương Xuất khẩu < Nhập khẩu = thâm hụt = cán cân thương mại âm.
Thâm hụt thương mại thường khiến giá đồng tiền quốc gia giảm so với đồng tiền các quốc gia khác. Những nhà nhập khẩu trước hết phải bán đồng tiền của họ để mua đồng tiền của nước mà bán hàng cho họ. Khi có thâm hụt thương mại, đồng tiền nội địa bị bán để mua hàng hóa. Vì vậy, đồng tiền của quốc gia bị thâm hụt thương mại thường ít được nhu cầu so với đồng tiền của quốc gia thặng dư thương mại.
Nhà xuất khẩu hoặc quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu sẽ thấy đồng tiền của họ được mua vào nhiều hơn bởi những quốc gia thích mua hàng của họ. Do nhu cầu tăng, giá trị đồng tiền quốc gia sẽ tăng. Tất cả đều dựa vào nhu cầu về đồng tiền. Những đồng tiền nhận được nhu cầu cao thì có giá trị cao hơn đồng tiền nhận được ít nhu cầu.
5. Tìm thông tin kinh tế và dữ liệu thị trường ở đâu?
Dùng các trang tìm kiếm (Yahoo, Google, Bing) tìm kiếm chữ “Forex + tin tức” hoặc “Forex + dữ liệu” sẽ có khoảng 30 triệu kết quả hỗn hợp.
30 TRIỆU! đúng rồi! Có nhiều thông tin và dữ liệu làm bối rối những người giao dịch mới. Có cả những thông tin điên rồ làm quá tải nếu chúng ta thấy nó.
Nhưng thông tin là vua và nó giúp tạo nên những giao dịch thành công.
Giá cả tiền tệ biến động bởi vì những thông tin: báo cáo kinh tế, thông tin từ chủ tịch các NHTW, thay đổi lãi suất…
Tin tức tác động đến phân tích cơ bản và phân tích cơ bản tác động đến các cặp tiền
Mục tiêu của bạn là giao dịch thành công và điều này trở nên dễ dàng hơn khi bạn hiểu rằng tại sao giá lại biến động như vậy. Người giao dịch thành công không phải tự nhiên mà thành công, họ được dạy hoặc phải học
Người giao dịch Forex thành công không có khả năng gì bí ẩn và họ cũng không nhìn thấy được tương lai.
Điều họ làm là nhìn xuyên qua sự mờ ảo của các thông tin và dữ liệu Forex, chọn lấy cái nào quan trọng đối với người giao dịch trong thời điểm đó, và đưa ra quyết định đúng đắn.
Thông tin và dữ liệu về thị trường có ở nhiều kênh khác nhau. Dựa vào internet, bạn có thể tìm kiếm nhiều thứ trong chớp mắt, từ mọi nơi trên thế giới. Người giao dịch Forex cá nhân có thể ngạc nhiên về lượng thông tin, dịch vụ, trang web, chương trình tivi có nói về các đồng tiền. Hầu hết là miễn phí. Hãy để ý một số dưới đây.
Các nguồn tin tài chính truyền thống
Có khá nhiều nguồn tin dạng này nhưng nên chú ý đến những tên tuổi lớn thôi.
Thông tin từ các kênh này thường liên tục và đa dạng, có cả phần giải thích sự kiện. Đó là:
- Reuters
- The Wall Street Journal
- Bloomberg
- Marketwatch.com
Thông tin thực tế liên tục
Các nguồn tin liên tục dạng này có thể đến từ Bloomberg TV, FoxBusiness, CNBC, MSNBC hay CNN. Có thể còn cả BBC nữa.
Một lựa chọn khác về thông tin liên tục là từ phần mềm giao dịch Forex của bạn.
Nhiều công ty môi giới Forex cung cấp hệ thống tin liên tục kết nối đến phần mềm của họ để giúp bạn dễ dàng tham khảo sự kiện và thông tin từ thị trường tiền tệ. Bạn thử kiểm tra công ty môi giới của bạn xem có tính năng này không nhé.
Lịch công bố thông tin
Thật tuyệt nếu bạn nhìn vào lịch tháng hiện tại và biết rõ rằng khi nàoFedcông bố quyết định lãi suất, dự báo lãi suất ra sao, lãi suất thực sự thế nào, và khả năng tác động đến thị trường tiền tệ ra sao? Những điều này đều có thể đối với lịch công bố thông tin.
Những trang cung cấp lịch công bố tốt sẽ cho bạn lịch của nhiều tháng và năm, đồng thời bạn có thể sắp xếp tùy theo đồng tiền, có thể chỉnh lại múi giờ theo nơi bạn ở tin và sự kiện kinh tế công bố nhiều hơn bạn nghĩ. Những dữ liệu này có thể làm thị trường biến động trong ngắn hạn và tăng tốc chuyển động của cặp tiền mà bạn đang quan tâm.
May mắn cho bạn, hầu hết các tin quan trọng đối với người giao dịch Forex đều được xếp lịch công bố trước vài tháng.
Vậy có thể dùng lịch kinh tế nào?
Có thể là:
Hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm trên mạng thêm thông tin.
Những mẹo đối với thông tin thị trường
Hãy ghi nhớ thời điểm của những báo cáo mà bạn cần chú ý. Rất nhiều các báo cáo đã xảy ra và thị trường đã điều chỉnh giá cả cho phù hợp với kết quả báo cáo.
Nếu thị trường đã biến động, bạn cần điều chỉnh suy nghĩ và chiến thuật hiện tại của bạn. Cần nhớ là tin đó đã cũ chưa hoặc coi chừng bạn quá chú tâm đến tin của ngày hôm qua.
Bạn bây giờ có thể xác định tin bạn sắp xem là quan trọng hay không, là tin đồn hay tin thật.
Những tin đồn về thông tin kinh tế là có, và nó có thể xuất hiện trước vài phút hoặc vài giờ trước giờ công bố chính thức. Tin đồn giúp gây những biến động giá trong ngắn hạn, và đôi khi nó có thể tạo hiệu ứng lâu dài trong tâm lý thị trường.
Các tổ chức giao dịch lớn thường được đồn là gây nên những biến động lớn, nhưng rất khó biết được đâu là sự thật với một thị trường phi tập trung như Forex. Không bao giờ có cách đơn giản để xác nhận sự thật.
Công việc của bạn là một người giao dịch Forex là xây dựng một kết hoạch giao dịch tốt và nhanh chóng phản ứng với tin tức như tin đồn, sau khi nó được xác nhận là đúng hay sai. Có một kế hoạch quản trị rủi ro tốt trong trường hợp này sẽ giúp bạn giữ được tiền.
Và đây là mẹo cuối: Biết rõ ai đang công bố tin tức
Chúng ta đang nói về nhà phân tích hay chuyên gia kinh tế, nhà kinh tế học hay chỉ là một blog về Forex? Có thể là một nhà phân tích của NHTW?
Bạn càng đọc và xem về tin tức và truyền thông thì sự chuyên nghiệp của các thông tin về tiền tệ bạn tiếp cận càng nhiều.
Liệu họ cung cấp cho bạn những quan điểm hay nói về sự thật trong các tin tức được công bố gần đây?
Bạn càng biết rõ AI là người thông báo, bạn sẽ càng nằm được mức độ chính xác của tin. Người công bố thông tin thường sẽ có lịch riêng của họ và có điểm mạnh, điểm yếu riêng.
Cần hiểu rõ người “hiểu” thì bạn sẽ “hiểu”.
Kỳ vọng của thị trường cho tin tức và tác động của chúng đến đồng tiền
Không có công thức “chơi tất tay” nào cho thành công khi dự đoán phản ứng của thị trường đối với dữ liệu báo cáo hoặc sự kiện kinh tế và tại sao thị trường lại phản ứng như vậy.
Bạn cần biết rằng thường sẽ có phản ứng ban đầu và phản ứng này không tồn tại lâu, nhưng rất mạnh.
Sau đó sẽ có phản ứng tiếp theo, sau khi người giao dịch đã có thời gian để nắm tác động của tin hoặc báo cáo lên thị trường hiện tại.
Tại lúc này, thị trường sẽ nhìn nhận xem tin công bố có giống hay trái ngược lại so với dự báo, và phản ứng thị trường như vậy đã phù hợp chưa?
Kết quả của báo cáo đúng dự đoán hay không? Và phản ứng ban đầu của thị trường nói cho ta biết điều gì về bức tranh toàn cảnh?
Trả lời những câu hỏi đó giúp chúng ta hiểu được biến động của giá.
Kỳ vọng thị trường đồng thuận
Kỳ vọng đồng thuận, hay đơn giản là đồng thuận, là sự đồng ý tương đối với những dự báo về sự kiện hoặc thông tin sắp tới. Dự báo kinh tế được tạo ra bởi nhiều nhà kinh tế hàng đầu từ ngân hàng, tổ chức tài chính và những tổ chức chứng khoán liên quan.
Các cơ quan thông tin sẽ trộn lẫn các dự báo từ các nhà kinh tế và các “tay chơi” lớn trên thị trường và sau đó tính trung binh và công bố dự báo này cho các sự kiện sắp tới.
Sự đồng thuận trở thành mức số 0. Báo cáo sắp tới với con số thực tế sẽ được so sánh với con số này. Con số thực tế sẽ được so sánh kiểu:
- “Như dự báo”: báo cáo thực tế sát hoặc bằng với mức dự báo.
- “Tốt hơn dự báo”: báo cáo thực tế tốt hơn so với dự báo.
- “Xấu hơn dự báo”: báo cáo thực tế xấu hơn so với dự báo.
Tin sắp tới có giống dự báo không là một yếu tố quan trọng trong việc xác định biến động giá. Một điều quan trọng nữa là xác định mức độ tốt hơn hoặc xấu hơn so với dự báo. Sự chệch ra càng nhiều thì khả năng giá thay đổi càng mạnh khi tin công bố.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng người giao dịch Forex rất thông minh, và có thể tính trước thông tin.
Nhiều người giao dịch đã “giao dịch trước” theo như dự đoán, trước khi báo cáo được công bố, tức là đã đặt cược trước khi tin ra.
Khi tin công bố, cảm tính thị trường có thể thay đổi, vì vậy, giá có thể đi theo hướng bạn chọn hoặc ngược hướng.
Thường luôn có sự sai biệt giữa công bố thực tế và dự báo, vì vậy, đừng chơi tất tay khi dự báo thị trường. Khi sự khác biệt xảy ra, bạn chắc chắn sẽ thấy giá biến động mạnh.
Hãy tự bảo vệ bằng cách không dự báo về khả năng của tin tức. Hãy chơi trò chơi “nếu thì”.
Tự hỏi rằng “Điều gì xảy ra nếu A xảy ra? Nếu B? Người giao dịch sẽ phản ứng hay thay đổi sự đánh cược của họ ra sao?”
Bạn có thể cần rõ ràng hơn.
Nếu báo cáo công bố thấp hơn dự báo 0.5% thì sao? Giá giảm tầm bao nhiêu? Cần con số thực tế bao nhiêu để giá giảm 40 pips? Điều gì nữa?
Chuẩn bị nhiều kịch bản và chuẩn bị phản ứng với phản ứng của thị trường. Hãy thực hiện điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho cuộc chơi.
6. Họ chỉnh sửa số liệu? Vậy thì sao?
Báo cáo kinh tế có thể và sẽ được chỉnh sửa. Đó là cách mà các báo cáo được thực hiện. Hãy xem báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (NFP) là ví dụ. Báo cáo này được công bố hàng tháng và bao gồm cả phần chỉnh sửa số liệu của tháng trước.
Ví dụ nền kinh tế Mỹ đang yếu và NFP tháng 1 giảm 50.000 việc làm. Bây giờ là tháng hai, và dự báo là NFP giảm thêm 35.000.
Nhưng thực tế công bố NFP chỉ giảm 12.000, là điều không được dự đoán. Đồng thời, số liệu tháng 1 được chỉnh sửa, cho thấy tháng đó thực tế chỉ giảm 20.000.
Là người giao dịch, bạn cần chú ý đến tình huống này khi dữ liệu được chỉnh sửa.
Nếu không chú ý rằng dữ liệu tháng 1 đã được chỉnh sửa, bạn nghĩ rằng sẽ có phản ứng tiêu cực vì có thêm 12.000 việc làm bị mất đi nữa trong tháng 2. Đó sẽ là 2 tháng giảm liên tiếp về việc làm, là không tốt.
Tuy nhiên, vì NFP tháng 1 đã được chỉnh sửa và mức tốt hơn dự báo của NFP tháng 2, thị trường bắt đầu thấy sự biến chuyển tốt.
Rõ ràng tình trạng việc làm đã khác hoàn toàn khi bạn nhìn vào dữ liệu và số chỉnh sửa tháng rồi.
Phải chắc chắn rằng không chỉ chú ý đến sự chỉnh sửa dữ liệu, mà còn chú ý đến mức độ chỉnh sửa. Sự chỉnh sửa lớn có trọng lượng hơn khi phân tích dữ liệu vừa công bố.
Sự chỉnh sửa số liệu có thể giúp xác định khả năng thay đổi xu hướng hoặc không đổi, vì vậy cần cẩn thận với những gì vừa được công bố.
Bài tiếp theo : Giao dịch các cặp tiền chéo trong forex