Hoàn cảnh và bản chất thị trường tài chính

1 18

Việc tìm hiểu hoàn cảnh và bản chất của thị trường rất quan trọng. Đây là những kiến thức khái quát cần nắm vững trong quá trình giao dịch đầu tư.

 

1. Hiểu rõ thị trường bạn đang giao dịch

Khi 2 chiến binh bắt đầu cuộc chiến, gã ngu ngốc luôn điên cuồng lao vào mà không có kế hoạch, giống như một người đói thấy bữa ăn vậy.

Người thông minh hơn, trái lại, sẽ xem xét tình hình trước để hiểu các điều kiện xung quanh sẽ tác động đến cuộc chiến.

Giống như chiến tranh vậy, chúng ta cần xem xét tình hình trước khi giao dịch. Có nghĩa là chúng ta cần hiểu môi trường hiện tại mà chúng ta đang giao dịch. Một số người giao dịch khóc lóc và nói rằng hệ thống giao dịch của họ không dùng được.

Thực ra, đôi khi hệ thống giao dịch không dùng được, tuy nhiên, ở những thời điểm khác, hệ thống vẫn đem lại lợi nhuận, có điều là do nó được sử dụng sai môi trường mà thôi.

Người giao dịch kinh nghiệm sẽ cố gắng tìm phương pháp giao dịch phù hợp cho môi trường giao dịch hiện tại mà họ giao dịch.

Đây có phải là lúc xài Fibonacci retracement không? Hay là giá đang đi ngang không xu hướng?

Giống như huấn luyện viên có nhiều giải pháp cho những tình huống hoặc đối thủ cụ thể, bạn cần quyết định loại chiến lược giao dịch nào được sử dụng tùy theo môi trường giao dịch.

Bằng cách hiểu rõ môi trường hiện tại của thị trường, chúng ta có thể sử dụng chiến lược giao dịch theo xu hướng nếu thị trường đang có xu hướng, hoặc chọn chiến lược sideway nếu thị trường đi ngang.

Bạn lo lắng vì sợ không có điều kiện sử dụng chiến lược riêng của mình vì nó chỉ phù hợp với 1 loại môi trường (xu hướng hoặc sideway). Không sao, forex cho bạn rất nhiều cơ hội với môi trường xu hướng hoặc đi ngang ở các khung thời gian khác nhau và các cặp tiền khác nhau, phù hợp với chiến lược của bạn.

Ví dụ, Fibonacci và đường xu hướng phù hợp khi thị trường có xu hướng, trong khi Điểm xoay Pivot Point hay mức hỗ trợ, kháng cự sẽ phù hợp với thị trường đi ngang.

Trước khi tìm kiếm cơ hội giao dịch, hãy xác định môi trường giao dịch hiện tại. Có thể phân loại thành:

  • Xu hướng tăng
  • Xu hướng giảm
  • Đi ngang (sideway)

 

2. Khi thị trường có xu hướng là gì?

Thị trường có xu hướng là thị trường mà trong đó giá đi theo 1 chiều.

Tất nhiên giá có thể đi ngược lại xu hướng vào bây giờ hoặc sau đó, nhưng nếu quan sát ở 1 khung thời gian lớn hơn, đây có thể chỉ là đoạn hồi lại.

Xu hướng mà được đánh dấu bởi các “đỉnh cao hơn” và “đáy cao hơn” là xu hướng tăng và xu hướng có các “đỉnh thấp hơn” và “đáy thấp hơn” là xu hướng giảm.

Khi giao dịch một hệ thống theo xu hướng, người giao dịch thường chọn 1 đồng tiền chính nào đó và cặp với đồng USD bởi vì cặp tiền như vậy thường sẽ có tính thanh khoản cao hơn so với các cặp khác.

Thanh khoản là điều quan trọng đối với hệ thống giao dịch theo xu hướng. Thanh khoản càng cao, biến động càng có thể lớn.

Cặp tiền biến động càng nhiều thì cơ hội càng nhiều cho việc nó sẽ đi theo 1 hướng nào đó hơn là loanh quanh đi ngang.

Thay vì chỉ ngồi và xem giá biến động, bạn có thể chọn một công cụ phân tích kỹ thuật đã học nào đó trong các bài trước và xác định liệu cặp tiền có đang trong xu hướng hay không. Chỉ báo ADX trong thị trường có xu hướng.

Một cách để xác định thị trường có xu hướng hay không là sử dụng chỉ báo kỹ thuật ADX (Average Directional Index)

001 1
ADX tăng qua 50 thì EURUSD cũng phá đỉnh và tạo xu hướng tăng mạnh
 

Được phát triển bởi J.Welles Wilder, chỉ báo này sử dụng giá trị trong vùng 0-100 để xác định giá có đi theo 1 hướng mạnh hay không, tức là có xu hướng hay đi ngang.

Giá trị hơn 25 thường được xem là giá đang đi trong xu hướng hoặc đã có xu hướng mạnh. Giá trị càng cao, xu hướng càng mạnh.

Tuy nhiên, ADX là một chỉ báo trễ, có nghĩa là chưa hẳn nó dự báo được tương lai. Nó đồng thời cũng không chỉ rõ là giá đang đi theo xu hướng tăng hay giảm.

 

Đường trung bình (MA) trong thị trường có xu hướng

Nếu bạn không phải là fan hâm mộ của ADX, bạn có thể sử dụng đường trung bình đơn giản (SMA).

Thử dùng SMA 7 kỳ, SMA 20 kỳ, và SMA 65 kỳ trên biểu đồ của bạn. Sau đó, đợi cho đến khi 3 đường SMA này tụ lại rồi bắt đầu xòe ra như cánh quạt.

Nếu tại thời điểm 3 SMA xòe ra, SMA 7 nằm trên SMA 20 và SMA 20 nằm trên SMA 65 thì đó là thị trường đang có xu hướng tăng.

Trường hợp khác, nếu SMA 7 xòe ra mà nằm dưới SMA 20 và SMA 20 nằm dưới SMA 65 thì giá đang nằm trong xu hướng giảm.

 

Dải băng Bollinger trong thị trường có xu hướng

Một chỉ báo kỹ thuật thường được dùng trong chiến lược khi giá đi ngang cũng có thể sử dụng trong môi trường có xu hướng, đó là Dải băng Bollinger hay Bollinger Band.

Một điều bạn cần biết về xu hướng là nó rất ít khi xảy ra. Trái với suy nghĩ của bạn, giá đi ngang trong khoảng 70-80% thời gian. Nói cách khác, “tiêu chuẩn” của giá là đi ngang.

Vì vậy, nếu giá “lệch” ra khỏi “tiêu chuẩn” có nghĩa là nó đi theo xu hướng đúng không? Vậy công cụ kỹ thuật nào là tốt nhất để đo sự lệch chuẩn này mà chúng ta đã từng học nào?

Đừng có trả lời đó là cây thước nhé. Đó là Dải băng Bollinger (Bollinger Band – BB).

BB thực ra được cấu thành từ công thức đo độ lệch chuẩn. Nhưng đừng lo về việc không hiểu công thức này là gì.

Dưới đây là cách sử dụng BB để xác định xu hướng.

Đặt 2 BB khác nhau. Cái đầu tiên dặt độ lệch chuẩn là 1 và cái thứ 2 đặt độ lệch chuẩn là 2. Bạn sẽ thấy 3 vùng giá khác nhau: vùng bán, vùng mua và vùng “không chơi”.

Vùng bán là vùng được hình thành từ 2 dải băng nằm dưới cùng của độ lệch chuẩn 1 (SD 1) và độ lệch chuẩn 2 (SD 2). Ghi nhớ rằng giá cần đóng cửa trong vùng này mới được xem là đã lọt vào vùng bán.

Vùng mua được hình thành từ 2 dải băng trên cùng là của độ lệch chuẩn 1 (SD 1) và độ lệch chuẩn 2 (SD 2). Cũng nhớ luôn rằng giá cần đóng cửa trong vùng này để xác định là đã lọt vào vùng mua.

Vùng nằm giữa 2 dải băng của độ lệch chuẩn 1 (SD 1) là vùng mà thị trường đang tìm xu hướng, hay là đi ngang. Đây chính là vùng “không chơi”.

BB giúp dễ nhận thấy xu hướng hơn.

Xu hướng giảm là khi giá lọt vào vùng bán Xu hướng tăng là khi giá lọt vào vùng mua.

 

3. Khi thị trường đi ngang?

Thị trường đi ngang là là khi giá không thể phá vỡ một vùng giá cao và thấp nào đó.

Vùng giá cao đóng vai trò kháng cự chính, giá dường như không thể xuyên thủng.

Tương tự, vùng giá thấp đóng vai trò hỗ trợ chính và giá cũng không thể phá vỡ. Thị trường lúc này đi ngang hay còn gọi là sideway.

 

ADX trong thị trường sideway

Một cách để xác định thị trường sideway là sử dụng ADX. Thị trường được xem là đi ngang khi ADX nằm dưới 25. Ghi nhớ, giá trị ADX càng nhỏ thì xu hướng càng yếu.

 

Bollinger Band trong thị trường sideway

Về bản chất, BB thu hẹp lại khi thị trường có ít biến động và mở rộng ra khi có nhiều biến động. Vì vậy, BB là một công cụ tốt để giao dịch theo chiến thuật phá vỡ (breakout).

Khi 2 dải băng BB mỏng và thu hẹp, biến động thị trường là thấp và giá ít chuyển động mạnh về 1 phía. Tuy nhiên, khi BB bắt đầu mở rộng, biến động tăng lên dần và giá bắt đầu chuyển động mạnh về 1 hướng.

Nói chung, thị trường sideway sẽ bao gồm 2 dải BB co hẹp và đi ngang. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ thấy dải BB thắt lại và giá đi trong một khu vực hẹp.

Ý tưởng cơ bản của chiến thuật giao dịch sideway là cặp tiền có một vùng giá cao và thấp mà chúng ta sẽ giao dịch trong vùng đó.

Bằng cách mua vào ở vùng giá thấp, người giao dịch hi vọng sẽ chốt lời ở gần vùng giá cao. Bằng cách bán ra ở vùng gái cao, người giao dịch kỳ vọng sẽ chốt lời ở gần vùng giá thấp. Công cụ phổ biến khác có thể dùng là Kênh giá.

Bằng cách sử dụng các chỉ báo dao động (oscillator), như Stochastic hoặc RSI, sẽ giúp tăng khả năng bạn tìm được điểm xoay chiều trong vùng giá ngang khi nó giúp xác định khả năng quá mua hoặc quá bán. Xem ví dụ về GBPUSD dưới đây.

Mẹo thêm: Các cặp tiền phù hợp cho chiến thuật giao dịch không xu hướng hay sideway là các cặp tiền chéo, là các cặp không có USD trong đó (ví dụ như EURJPY hay GBPCHF…)

Một cặp nổi tiếng cho chiến thuật giao dịch không xu hướng là EURCHF. Mức tăng trưởng kinh tế tương tự nhau của khu vực chung EU và Thụy Sỹ là điều khiến tỷ giá EURCHF ổn định.

Dù bạn giao dịch một cặp tiền đang trong xu hướng hoặc đi ngang, bạn cần hiểu rằng bạn đều có thể có lợi nhuận nếu chọn đúng chiến lược giao dịch.

 

4. Bản chất thị trường là gì?

 

Thị trường điều chỉnh hay đảo chiều?

 

Nhìn có vẻ như giá đang tăng và phe mua đang chiếm ưu thế! – SAI Bạn đã bị lừa bởi chiêu “sự hồi lại dịu dàng”.

Không ai muốn dính chiêu này cả, nhưng buồn thay, điều đó đã xảy ra. Tại sao?

Trong ví dụ bên trên, người giao dịch đã thất bại trong việc nhận diện sự khác nhau giữ hồi lại và đảo chiều. Ngay cả khi đã bình tĩnh và đi theo xu hướng giảm tổng quan trước đó, người giao dịch tin rằng sự đảo chiều đã bắt đầu và đã vào lệnh mua. Ôi, tiền đã ra đi.

Trong bài học này, bạn sẽ học về các đặc tính của hồi lại và đảo chiều, cách nhận biết chúng và cách tự bảo vệ mình tránh khỏi các tín hiệu sai.

 

Điều chỉnh  là gì?

Sự hồi lại được định nghĩa như là sự chuyển động tạm thời của giá ngược với xu hướng chính trước đó. Một cách khác để nhận diện thì nó là 1 vùng chuyển động của giá ngược lại với xu hướng nhưng rồi trở lại đi theo xu hướng.

 

Đảo chiều là gì?

Đảo chiều được xác định là sự thay đổi tổng quan xu hướng của giá. Khi một xu hướng tăng chuyển thành xu hướng giảm, đó là sự đảo chiều đã xảy ra và ngược lại.

Hãy xem ví dụ bên dưới. Bạn cần làm gì?

Khi gặp một tình huống có thể là hồi lại hoặc đảo chiều, bạn có 3 lựa chọn:

+ Nếu đang có lệnh (trạng thái), bạn có thể tiếp tục giữ lệnh. Điều này có thể gây thua lỗ nếu sự hồi lại này chuyển thành sự đảo chiều dài hạn.

+ Bạn có thể đóng lệnh và vào lệnh trở lại nếu giá bắt đầu đi theo xu hướng chung trở lại. Tất nhiên có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội nếu giá đi theo hướng mới quá nhanh. Bạn cũng sẽ tốn thêm tiền để trả cho spread (chênh lệch giá mua-bán) nếu bạn vào lệnh trở lại.

+ Bạn có thể đóng lệnh luôn. Điều này có thể gây thua lỗ (nếu giá đi ngược hướng bạn) hoặc lợi nhuận rất lớn (nếu bạn chốt lệnh ngay đỉnh hoặc đáy) dựa trên cách thức bạn giao dịch hoặc những gì diễn ra sau đó.

Bởi vì đảo chiều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, việc lựa chọn được một giải pháp tốt không phải là dễ dàng. Đó là lý do vì sao sử dụng lệnh dừng lỗ kéo theo (trailing stop loss) có thể là một giải pháp quản lý rủi ro tuyệt vời khi giao dịch cùng xu hướng. Bạn có thể sử dụng nó để bảo vệ lợi nhuận và chắc chắn rằng bạn sẽ thoát ra được với chút lợi nhuận ngay cả khi đảo chiều dài hạn xảy ra.

Cách nhận diện đảo chiều:

Phân biệt đúng giữa hồi lại và đảo chiều có thể giúp giảm thiểu giao dịch thua lỗ và còn giúp bạn kiếm vài lệnh thắng nữa.

Phân loại chuyển động giá là hồi lại hay đảo chiều là rất quan trọng. Có một số điểm khác nhau giữa 2 loại này là:

Hồi lại – retracement Đảo chiều – Reversal
Thường xảy ra sau khi giá biến động mạnh Xảy ra mọi khi
Mang tính ngắn hạn, đảo chiều tạm thời Là biến động dài hạn
Môi trường cơ bản (vĩ mô..) không thay đổi Môi trường cơ bản thay đổi, thường là nhân

tố cho đảo chiều dài hạn

Trong xu hướng tăng, hiện hữu sức mua, giúp giá tiếp tục tăng. Trong xu hướng giảm, hiện

hữu sức bán, giúp giá tiếp tục giảm.

Trong xu hướng tăng, không còn sức mua khiến giá giảm. Trong xu hướng giảm,

không còn sức bán khiến giá tăng trở lại.

 

Nhận diện sự điều chỉnh của thị trường

Cách phổ biến nhất để nhận diện sự hồi lại là sử dụng các mức Fibonacci.

Hầu hết, các hồi lại đều nằm trong vùng 38.2, 50% và 61.8% của mức Fibonacci hồi lại (Fibonacci retracement) trước khi tiếp tục đi tiếp theo xu hướng.

Nếu giá đi xa hơn các mức hồi này, đó có thể là tín hiệu của sự đảo chiều. Lưu ý rằng chúng ta không dùng từ “sẽ đảo chiều” mà dùng từ “có thể đảo chiều”. Như bạn đã biết, phân tích kỹ thuật không phải là một môn khoa học chính xác, có nghĩa là không có gì chắc chắn… đặc biệt là trong thị trường forex.

Trong trường hợp này, giá ngừng lại ở mức Fibo hồi 61.8% trước khi tiếp tục xu hướng tăng. Sau đó, giá hồi tiếp về vùng 50% và tiếp tục đi lên.

Một cách khác là dùng điểm xoay Pivot Point

Trong xu hướng tăng, người giao dịch có thể sử dụng các mức hỗ trợ (S1, S2, S3) và đợi các điểm này bị phá vỡ. Trong xu hướng giảm, người giao dịch chú ý các điểm kháng cự (R1, R2, R3) và đợi sự phá vỡ các điểm này.

001 2Nếu bị phá vỡ, sự đảo chiều có thể đang hình thành.

Cách cuối cùng là có thể sử dụng Đường xu hướng. Khi một đường xu hướng chính bị phá gãy, có thể là dấu hiệu của một sự đảo chiều.

Sử dụng một công cụ kỹ thuật kết hợp với mô hình nến, người giao dịch có thể đoán định phần nào của sự đảo chiều.

Dù các phương pháp nói trên có thể giúp xác định sự đảo chiều, chúng cũng không phải là những cách duy nhất. Không gì có thể so sánh với sự luyện tập và kinh nghiệm.

 

Bảo vệ tài khoản khi giá đảo chiều

Đảo chiều có thể xảy ra mọi nơi. Hồi lại có thể trở thành đảo chiều mà không có dấu hiệu cảnh báo trước.

Vì vậy, sử dụng dừng lỗ kéo theo (Trailing stop) trong thị trường có xu hướng là rất quan trọng. Với dừng lỗ kéo theo, bạn có thể tự bảo vệ một cách hiệu quả nhằm tránh thoát lệnh quá sớm nếu là hồi lại và nhanh chóng thoát lệnh nếu là đảo chiều.

Bạn sẽ không bị “bắn hạ” bởi “sự hồi lại êm dịu”. Bạn sẽ không bị mất hết lợi nhuận. Chỉ cần phân biệt được hồi lại và đảo chiều. Đây là 1 phần cần thiết để trở thành 1 người giao dịch. Có kỹ năng phân biệt hiệu quả đó sẽ giúp bạn giảm thua lỗ và bảo vệ bạn tránh việc những lệnh đang thắng chuyển thành thua lỗ.

Với nhiều sự tập luyện và kinh nghiệm, bạn sẽ có thể giao dịch khi giá hồi lại và thoát ra với lợi nhuận nhiều hơn.

Trên đây là tất cả những gì mình đã mô tả chi tiết về hoàn cảnh và bản chất của thị trường. Từ đó, giúp chúng ta hiểu rõ để xây dựng cho mỗi người một chiến lược giao dịch phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *