Phân loại các sàn giao dịch forex và tiêu chí để chọn sàn .

Phân loại các sàn giao dịch forex và tiêu chí để chọn sàn .

Thị trường Forex là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, vì thế không khó hiểu khi có quá nhiều sàn môi giới Forex đang hoạt động. Bài học này sẽ giúp bạn phân loại được các sàn môi giới Forex theo cách thức hoạt động kinh doanh.

Các sàn môi giới Forex phân thành 2 loại: Dealing Desk (DD)No Dealing Desk (NDD).

phan loai cac san giao dich forex va tieu chi de chon san 2601 8

1. Sàn Forex dạng Dealing Desk

Các sàn Forex dạng Dealing Desk kiếm tiền thông qua chênh lệch giá (spread) và cung cấp thanh khoản cho khách hàng của họ.

Những sàn môi giới này cũng được gọi là “Market Maker”.

Có thể bạn nghĩ sẽ có sự xung đột lợi ích giữa trader và sàn môi giới nhưng sự thực là không có.

Các Market Maker cung cấp cả giá mua và giá bán, có nghĩa là họ đang thực hiện cả lệnh mua và bán của khách hàng. Dạng sàn Forex này không quan tâm nhiều đến một quyết định của các trader cá nhân.

Vì các Market Maker kiểm soát giá mà các lệnh giao dịch được khớp, nên có rất ít rủi ro họ phải chịu khi họ đặt mức chênh lệch giá cố định – Fixed spread.

Ngoài ra, những nhà giao dịch ở các sàn Forex dạng Dealing Desk cũng không nhìn thấy tỷ giá liên ngân hàng của thị trường. Nhưng đó không phải là vấn đề quá đáng lo, vì sự cạnh tranh giữa các sàn môi giới Forex rất gay gắt, do đó tỷ giá mà họ đưa ra cũng rất gần với tỷ giá liên ngân hàng (giá thị trường).

Thêm nữa, nếu tỷ giá sàn môi giới cung cấp lệch nhiều so với giá thị trường, sẽ có hiện tượng trục lợi từ sự chênh lệch giá này làm sàn Forex thiệt hại nặng nề.

Giao dịch qua một sàn Dealing Desk như thế này:

Giả sử bạn đặt một lệnh mua cặp EURUSD với sàn giao dịch Dealing Desk.

Để khớp lệnh của bạn, trước tiên sàn môi giới sẽ tìm một lệnh bán khác phù hợp với lệnh mua của bạn, hoặc họ sẽ chuyển lệnh giao dịch của bạn cho nhà cung cấp thanh khoản của họ.

Bằng cách này, họ tránh được những rủi ro, vì họ chỉ kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch spread mà không cần phải ôm rủi ro từ lệnh giao dịch của bạn.

Lưu ý rằng các sàn môi giới ngoại hối khác nhau có các chính sách khác nhau trong việc quản lý rủi ro, vì vậy bạn hãy kiểm tra một cách chính xác với sàn môi giới của bạn về vấn đề này.

2. Sàn Forex dạng No Dealing Desk

Như tên gọi, sàn Forex dạng No Dealing Desk sẽ không giữ các lệnh giao dịch của bạn mà sẽ chuyển cho các nhà thanh khoản trực tiếp. Như thế bạn sẽ được giao dịch trực tiếp với giá của thị trường.

Có nghĩa rằng họ không thực hiện các giao dịch ngược với khách hàng để ôm lệnh vì họ đơn thuần chỉ liên kết trader và các nhà cung cấp thanh khoản với nhau.

Họ kiếm lợi nhuận bằng cách tính thêm một khoản hoa hồng rất nhỏ cho mỗi giao dịch hoặc họ đơn giản là họ sẽ hiển thị chênh lệch tăng lên một chút.

Sàn môi giới No Dealing Desk có thể là STP hoặc STP + ECN.

2.1. Sàn Forex STP là gì?

Một số sàn môi giới thông báo rằng họ là sàn môi giới ECN thực sự, nhưng thực tế không hẳn là như vậy.

Các sàn môi giới ngoại hối có hệ thống STP để kết nối các lệnh giao dịch của khách hàng đến trực tiếp với các nhà cung cấp thanh khoản của họ, những người có quyền truy cập vào thị trường liên ngân hàng.

Các sàn môi giới No Dealing Desk STP thường có nhiều nhà cung cấp thanh khoản, mỗi nhà cung cấp sẽ có sự chênh lệch tỷ giá khác nhau.

Giả sử nhà môi giới của bạn có ba nhà cung cấp thanh khoản khác nhau, và tỷ giá mà các nhà thanh khoản cung cấp cho sàn môi giới là:

phan loai cac san giao dich forex va tieu chi de chon san 2601 9

Bạn có thể thấy, rõ ràng mức giá bán tốt nhất mà sàn có thể cung cấp cho bạn là 1.3000 và giá mua tốt nhất là 1.3001. Chênh lệch là vô cùng nhỏ.

Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy, tất nhiên sàn môi giới forex không phải là một tổ chức từ thiện, họ cũng có nhiều khó khăn và rắc rối của riêng họ.

Do đó, để bù đắp những khoản chi phí và kiếm lời, sàn môi giới có thể thêm một chút chênh lệch vào báo giá cho bạn. Nếu họ thêm vào 1 pip chênh lệch mỗi bên, bạn sẽ được báo với tỷ giá là: 1.2999/1.3002.

Sự thay đổi giữa chênh lệch tỷ giá bid/ask này là lý do tại sao hầu hết các sàn môi giới Forex STP có spread biến đổi.

Bởi vì khi spread của các nhà thanh khoản cung cấp cho họ mở rộng, họ buộc phải mở rộng theo (vì tất nhiên chẳng ai muốn chịu lỗ).

Vẫn có một số sàn môi giới STP cung cấp spread cố định, còn đa số đều là spread thả nổi theo giá thị trường.

2.2. Sàn môi giới ECN là gì?

Các sàn môi giới ngoại hối ECN thực sự cho phép các lệnh giao dịch của khách hàng tương tác trực tiếp với các lệnh giao dịch của những trader khác tham gia trong ECN.

Những người tham gia có thể là ngân hàng, các trader cá nhân, các quỹ phòng hộ và thậm chí là các sàn môi giới khác.

Về bản chất, những người tham gia giao dịch với nhau bằng cách đưa ra những tỷ giá bid/ask tốt nhất của họ.

ECN cũng cho phép khách hàng của họ nhìn thấy “Độ sâu của thị trường” .

Độ sâu của thị trường hiển thị bởi các lệnh mua và bán của những người tham gia vào thị trường khác. Do đó, bản chất của ECN khiến các sàn giao dịch rất khó (không phải không được) để tự thêm vào một chênh lệch tỷ giá nhỏ để kiếm lợi nhuận.

Vì vậy, các sàn môi giới ECN kiếm lợi nhuận qua phí giao dịch cố định commission.

Ví dụ như tài khoản ECN của ICMarkets có phí commission 7$/lot, tài khoản Pro của Tickmill có commission = 4$/lot, có commission = 0$ …

3. Ưu điểm và nhược điểm của sàn Forex dạng Dealing Desk và No Dealing Desk

3.1. Dealing Desk

Ưu điểm: Spread cố định giúp trader tránh rủi ro khi thị trường biến động mạnh (có thể do tin tức hoặc biến động bất ngờ).

Nhược điểm:

Spread cố định thường khá cao.
Đôi khi bạn sẽ bị requote hoặc từ chối khớp lệnh.

3.2. No Dealing Desk

Ưu điểm:

Spread trong điều kiện thị trường bình thường là cực kỳ thấp.
Không có hiện tượng requote và từ chối khớp lệnh.
Nhược điểm: Spread thả nổi nên khi thị trường có biến động lớn, spread sẽ tăng (giãn) mạnh.

Việc lựa chọn sàn môi giới Forex loại nào để giao dịch ngoài hình thức hoạt động còn phải đánh giá thêm các tiêu chí quan trọng như Uy tín qua các chứng chỉ, Các sản phẩm giao dịch, Chi phí giao dịch, Nạp rút nhanh chóng, Hỗ trợ khách hàng, …

Trong chuyên mục Đánh giá chi tiết các sàn Forex, chúng tôi đã đánh giá chi tiết những sàn giao dịch Forex đang hoạt động tại Việt Nam.

5 Tiêu chí chọn sàn giao dịch Forex quan trọng nhất 2023
phan loai cac san giao dich forex va tieu chi de chon san 2601 10

Trước khi đi vào phân tích để lựa chọn sàn giao dịch Forex uy tín nhất thì chúng ta sẽ điểm qua các tiêu chí chọn sàn giao dịch Forex, bao gồm:

Mức độ uy tín
Gửi tiền và rút tiền
Phí giao dịch
Nền tảng giao dịch
Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng
Mức độ uy tín và an toàn
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn sàn giao dịch tốt đó là tìm hiểu về mức độ uy tín của sàn giao dịch đó. Rõ ràng quá đúng không? Bạn không thể yên tâm khi đầu tư tài sản của mình vào một sàn giao dịch mà bạn không thể kiểm chứng được độ uy tín của nó.

Để đánh giá mức độ uy tín của sàn môi giới Forex chúng ta có thể dựa vào các chứng chỉ hoạt động được cấp phép bởi các cơ quan, tổ chức tài chính lớn. Và các tổ chức này có thể kể đến như:

Hoa Kỳ: National Futures Association (NFA) và Commodity Futures Trading Commission (CFTC)
Vương quốc Anh: Financial Conduct Authority (FCA) and Prudential Regulation Authority (PRA)
Úc: Australian Securities and Investment Commission (ASIC)
Thụy Sĩ: Swiss Federal Banking Commission (SFBC)
Đức: Bundesanstalt für Finanzdienstleistungsaufsicht (BaFIN)
Pháp: Autorité des Marchés Financiers (AMF)
Canada: Investment Information Regulatory Organization of Canada (IIROC)
Bạn nên để ý đến những chứng chỉ này để kiểm tra mức độ uy tín của các sàn giao dịch bạn định chọn để đầu tư. Một gợi ý cho các bạn khi kiểm tra các sàn giao dịch uy tín đó chính là tham khảo trang giaodichsmart.com

Gửi tiền và rút tiền
Nạp tiền và rút tiền cũng là một trong những tiêu chí bạn nên cân nhắc khi lựa chọn sàn giao dịch.

Chắc chắn là sẽ rất khó chịu khi bạn đầu tư có lãi nhưng khi rút tiền lại gặp khó khăn hoặc bị sàn yêu cầu cung cấp nhiều giấy tờ khác nhau phải không? Tuy nhiên đó chỉ là một số ít sàn giao dịch forex không uy tín.

Đa số các sàn giao dịch, việc nạp tiền và rút tiền thường được thực hiện nhanh chóng và không xảy ra bất kỳ vấn đề gì. Tiền của bạn có thể sẽ bị giữ lại nhưng chỉ trong trường hợp có lệnh giao dịch đang mở, để giao dịch không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Một điểm đặc biệt là hầu hết các sàn giao dịch hiện nay đều không thu phí nạp và rút tiền của các nhà giao dịch. Trong đó, giao dịch nạp tiền thường sẽ được thực hiện ngay lập tức, và giao dịch rút tiền thì thường được thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm giao dịch xảy ra.

Ngoài ra tỷ giá nạp và rút qua Internet Banking tại các ngân hàng nội địa Việt Nam cực kỳ sát nhau, chênh lệch chỉ khoảng 100 VND/USD (khoảng 0.4%). Bạn nên tìm hiểu thêm các hướng dẫn nạp và rút tiền tại các ngân hàng của Việt Nam.

Phí giao dịch
Phí giao dịch là một phần không thể thiếu khi bạn thực hiện các hoạt động giao dịch. Do vậy, bạn cũng nên cân nhắc để lựa chọn sàn giao dịch có tổng chi phí giao dịch thấp.

Chi phí giao dịch sẽ gồm rất nhiều khoản,bao gồm:

Spread
Commission
Swap

Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ để tính ra được tổng chi phí giao dịch và sàn nào có tổng chi phí giao dịch thấp nhất nên được ưu tiên lựa chọn. Nhiều sàn giao dịch sẽ đưa ra mức chi phí giao dịch thấp, tuy nhiên khi tính tổng chi phí lại bị cao hơn rất nhiều.

Nền tảng giao dịch
Các hoạt động giao dịch trên sàn Forex đều diễn ra thông qua nền tảng giao dịch của các sàn môi giới. Vì vậy, nền tảng giao dịch chắc chắn là một trong những yếu tố để người giao dịch cân nhắc mỗi khi lựa chọn sàn giao dịch.

Để có thể “xứng đáng” được nhà đầu tư lựa chọn, sàn giao dịch cần cung cấp một nền tảng giao dịch tốt, đảm bảo sự thân thiện và luôn luôn ổn định.

phan loai cac san giao dich forex va tieu chi de chon san 2601 11

Bên cạnh đó cần có các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật trên các biểu đồ cần phải có đầy đủ, và đương nhiên cần sử dụng những thao tác thuận tiện. Ngoài ra, người giao dịch cần kiểm tra xem hệ thống server có hay bị quá tải hay không, vì hệ thống server ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng giao dịch ổn định.

Thực hiện lệnh nhanh chóng
Nó là bắt buộc để sàn giao dịch forex có thể cung cấp mức giá tốt nhất cho lệnh giao dịch của bạn.

Ví dụ: giả sử kết nối internet của bạn ổn định, bạn thực hiện một lệnh mua EUR/USD tại 1,3000, lệnh này nên được thực hiện ở mức 1,3000 hoặc chỉ chênh lệch vài micro pip. Tốc độ thực hiện lệnh giao dịch rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn là một scalper.

Chênh lệch một vài pip tại mức giá bạn mua có thể gay khó khăn hơn trong việc chiến thắng thị trường.

Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng
Khi giao dịch chắc chắn các bạn không thể tránh khỏi việc xảy ra sự cố, vì vậy, việc lựa chọn các sàn giao dịch có đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, có mặt 24/24 để xử lý các giao dịch lỗi của bạn là một trong những tiêu chí bạn nên cân nhắc.

Một số sàn giao dịch Forex có thể hỗ trợ khách hàng rút tiền nạp tiền rất nhanh khi xảy ra sự cố lại rất chậm trễ gây ức chế đến khách hàng.

Bài tiếp theo : Broker forex có được cấp phép và quản lý ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *