Phương pháp giao dịch Price Action là một phương pháp giao dịch theo biến động giá và không dựa vào bất kỳ tín hiệu nào. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về price action là gì và cách áp dụng chiến lược hiệu quả thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Phương pháp Price Action là gì?
Price Action được dịch từ tiếng Anh là hành động giá. Đây là một phương pháp nhận định thị trường dựa trên sự phân tích chuyển động của giá theo từng thời điểm. Hiểu đơn giản, dựa trên sự biến động về giá của một loại tài sản nào đó để ra được quyết định giao dịch mua bán của nhà đầu tư.
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của Price Action là mọi sự chuyển động của giá đều chịu ảnh hưởng từ những thực thể tham gia vào thị trường đầu tư bao gồm người mua, người bán, người giao dịch trung gian,…. Các yếu tố như kinh tế, xã hội, chính trị đều tác động đến hành vị giao dịch mua bán của họ. Do đó, mọi giá cả trên thị trường đều phản ánh tất cả mọi thứ. Các thông số giá cả biến động sẽ được thể hiện thông qua biểu đồ, mô hình,… trong suốt quá trình phân tích kỹ thuật.
Nhiệm vụ chính của Prince Action là phân tích và theo sát các thực thể tham gia vào thị trường và xác định chiều hướng biến động của giá.
Ưu điểm
- Phương pháp giao dịch dễ tiếp cận cùng nhiều nguồn tham khảo: Phương pháp Price Action được ứng dụng khá lâu đời và được sự tin dùng của hầu hết các nhà giao dịch. Với phương pháp này, bạn chỉ cần quan tâm vào biểu đồ giá và không cần dựa vào một loại công cụ báo hiệu nào khác. Khi bạn muốn tham gia vào thị trường, bạn cần trang bị đủ kiến thức, khả năng đọc hiểu đồ thị và bắt tay vào thực hành chiến lược phù hợp.
- Giao dịch trở nên đơn giản: Khi thao tác phân tích biểu đồ càng đơn giản thì nhà giao dịch dễ tìm hiểu, đi sâu và phân tích tâm lý thị trường chuẩn xác hơn thay vì phân tích qua các phương pháp cầu kỳ mà chưa nắm rõ kiến thức.
- Cập nhật nhanh chóng các thời điểm có biến động giá trên thị trường: Các nhà đầu có khả năng đón nhận cơ hội kịp thời và hành động khi thời điểm thích hợp đến. Các công cụ hỗ trợ báo hiệu sẽ luôn có độ chậm trễ hơn so với đồ thị biến động thị trường.
- Dự đoán hướng đi tương lai: Các nhà đầu tư có thể dễ dàng xác nhận được điểm vào, điểm cắt lỗ và nguồn lợi nhuận chính xác thông qua phương pháp logic này.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp Price Action này cũng có những nhược điểm mà các nhà đầu tư nên xem xét trước khi ứng dụng vào thực tiễn.
- Phương pháp mang tính chất chủ quan: Tất cả giao dịch khi áp dụng thì giao dịch chỉ dựa vào đồ thị giá mang tính chất chủ quan thay vì phải phụ thuộc và khả năng phân tích kỹ thuật của mỗi cá nhân.
- Rủi ro là điều khó tránh: Có một số thực thể tham gia có thể thao túng thị trường để tạo nên các mô hình giá ảo gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà đầu tư.
Đối với phương pháp Price Action, các nhà đầu tư nên lưu ý không có ai có thể dự đoán được đúng chính xác 100% xu hướng biến động của thị trường.
Đây cũng không phải là một yếu tố quyết định đầu tư thành hay bại mà là một trong yếu tố cần để đẩy nhanh quá trình đầu tư thành công.
Khi ứng dụng một phương pháp nào đó, nhà đầu tư cần chuẩn bị kiến thức, kỹ năng quản lý nguồn tiền và rèn luyện tâm lý thật tốt để tăng cường phần trăm chiến thắng.
Một số chiến lược Price Action Trading
Hãy cùng Anfin tham khảo qua một số chiến thuật Price Action sẽ giúp ích cho việc đầu tư của bạn trong tương lai đấy nhé!
- Giao dịch theo cú pullback: Các nhà đầu tư thường sử dụng chiến thuật này. Dựa vào sự điều chỉnh giá đi ngược lại với xu hướng chủ đạo và kiểm tra lại vùng kháng cự hoặc vùng hỗ trợ. Đặt trong trường hợp giá đang giảm và thị trường bắt đầu xuất hiện khu vực hỗ trợ. Giá đang phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và đang quay đầu thì đây là thời điểm thích hợp cho nhà đầu tư tiến hành lệnh bán.
- Giao dịch theo chiến lược đảo chiều: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhưng cũng chứa nhiều rủi ro. Các nhà giao dịch phải xác định được vùng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh nhưng thị trường khó mà bứt phá. Đó chính thời điểm đẹp cho các nhà đầu tư bước vào lợi thế vào lệnh cùng mức giá đẹp.
- Giao dịch theo chiến lược breakout (phá vỡ): Có 2 cách thức hoạt động với dạng giao dịch này chính là vào lệnh khi giá breakout đường hỗ trợ hoặc kháng cự hoặc vào lệnh khi giá breakout khỏi một vùng giá quan trọng.
Các bước giao dịch Price Action
Để tạo nên một chiến lược giao dịch chi tiết hiệu quả thì bạn cần tuân theo một quy trình giao dịch cùng phương pháp Price Action cơ bản như sau:
Bước 1: Định hình phong cách giao dịch
Các tín hiệu từ Price Action thường xuất hiện với tần suất khá ít nên phương pháp này thường phù hợp với các nhà giao dịch trung hoặc dài hạn hơn là những loại giao dịch lướt sóng
Bước 2: Tạo hệ thống giao dịch
Để tạo hệ thống giao dịch, 2 công đoạn mà các nhà đầu tư nên chuẩn bị trước chính là:
- Loại tài sản giao dịch: Bất kỳ loại tài sản nào chịu tác động của mối quan hệ cung – cầu, mối quan hệ giữa bên mua và bên bán.
- Khung giờ giao dịch: Các khung giờ lớn như H1, H4, D1 hoặc W1 rất thích hợp với phương pháp Price Action. Lưu ý, việc quan sát đồ thị giá biến động là điều vô cùng cần thiết để chớp được thời điểm thích hợp để đặt lệnh.
Bước 3: Xây dựng chiến lược giao dịch
Trước tiên, nhà đầu tư cần xác định vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng trên các đồ thị giá và đặc biệt nên xác định thêm các mức giá thấp và cao nhất trong năm. Tiếp đến, bạn nên xác định xu hướng biến động giá hiện tại, nhận dịch các mô hình giá để đưa ra được quyết định giao dịch. Cuối cùng, nhà đầu tư tiến hành vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ.
Bước 4: Quản lý nguồn vốn và hạn chế rủi ro
Đây là việc phải thực hiện xuyên suốt quá trình xây dựng hệ thống giao dịch. Bước này rất quan trọng sẽ quyết định đến tài sản nguồn vốn giao dịch, khối lượng giao dịch, mức cắt lỗ và thu nguồn lợi nhuận.