Top 3 chiến lược giao dịch hay nhất với chỉ báo RSI

Mau 1 6

Chỉ báo RSI là chỉ báo quá nổi tiếng trong giới trading rồi, rất nhiều chiến lược được xây dựng xung quanh chỉ báo này và thậm chí RSI còn được sử dụng trong các phân tích của nhiều tổ chức lớn.

Cho nên là chắc mình khỏi giới thiệu nhiều về chỉ báo này nữa nhỉ. Mình trực tiếp đi vào chia sẻ cho anh em trader 3 chiến lược giao dịch với chỉ báo RSI này nhé.

Chiến lược 1: RSI chu kỳ 2 (RSI2)

Chiến lược với RSI chu kỳ 2 này được sáng tạo bởi Larry Connors. Chu kỳ này đã biến RSI trở thành một công cụ xác định thời điểm ngắn hạn rất đáng kinh ngạc.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, đây là cách chiến lược này hoạt động:

1714045976471.png

 

  • Đầu tiên là RSI 2 cần giảm xuống bên dưới mức 5
  • Sau đó thị trường cần vượt lên trên đỉnh trước đó ngay sau khi tín hiệu từ RSI hình thành
  • RSI 2 lại một lần nữa rơi xuống mức 5
  • Thực hiện lệnh mua lên với nên tăng mạnh được hình thành sau tín hiệu từ RSI
  • Thoát lệnh khi giá phá vỡ đáy thấp trước đó hoặc RSI 2 giảm xuống bên dưới mức 95

Đây là chiến lược cho lệnh mua, còn chiến lược cho lệnh bán sẽ có nguyên tắc tương tự nhưng ngược lại thôi nhé anh em.

Ví dụ cho lệnh thua lỗ

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, đây là ví dụ cho lệnh bán:

1714046026843.png

 

  • Đầu tiên ta thấy RSI 2 cũng tăng lên phía trên mức 95, nhưng lúc này hãy chú ý đến vùng đáy gần đó được coi như một vùng hỗ trợ.
  • Giá giảm xuống bên dưới đáy trước đó xác nhận cho sự thay đổi xu hướng, lúc này có thể tìm kiếm tín hiệu quá mua từ RSI 2 để xác nhận cho lệnh bán.
  • RSI 2 một lần nữa vượt lên trên mức 95 và chúng ta có thể bán được. Nhưng như các bạn thấy thì giao dịch này đã thua lỗ.
  • Nến tín hiệu trong trường hợp này khá khiêm tốn, tuy nhiên thì sẽ có những trường hợp dù đã thỏa hết tiêu chí nhưng vẫn thua lỗ là chuyện bình thường nhé.

Chiến lược 2: RSI + Hỗ trợ kháng cự (Dành cho giao dịch trong ngày)

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là nguyên tắc giao dịch cho chiến lược này:

1714046077608.png

 

  • Vùng này là một vùng giằng co và trong hành động giá thì nó thể hiện đó là một vùng hỗ trợ tiềm năng
  • Điều kiện tiếp theo đó là chỉ báo RSI cần giảm xuống bên dưới mức 30 thể hiện thị trường đang nằm trong tình trạng quá bán. Và thời điểm này thì giá cũng nên nằm ở vùng hỗ trợ, lúc này chúng ta có thể tìm cơ hội mua lên quanh vùng này
  • Một nến xu hướng tăng giá là nến tín hiệu có thể thực hiện lệnh mua với nến này

Trên đây là chiến lược mua, còn chiến lược bán sẽ có nguyên tắc tương tự nhưng ngược lại thôi nhé anh em.

Ví dụ cho lệnh lỗ

Các bạn nhìn hình bên dưới là một ví dụ thua lỗ về lệnh bán:

1714046110938.png

 

  • Các ô vuông màu xanh được đánh dấu trên biểu đồ là những vùng giằng co, và vùng kháng cự được đánh dấu bởi những vùng này là ở đỉnh trước.
  • Giá tìm về vùng kháng cự này và RSI cũng tăng lên phía trên mức 70 cho thấy thị trường trong trạng thái quá mua
  • Nến giảm giá mạnh đầu tiên là tín hiệu bán của chúng ta. Tuy nhiên thì như bạn thấy giao dịch này mặc dù đúng nguyên tắc nhưng vẫn thua lỗ, cho nên hãy lưu ý, quản lý vốn là điều cực kỳ quan trọng.

Chiến lược 3: Phân kỳ RSI + Mô hình nến

Nguyên tắc của chiến lược này cũng rất đơn giản, các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

1714046161318.png

 

  • Điều kiện đầu tiên đó là cần phải xác định tín hiệu phân kỳ giữa giá và RSI. Các bạn nhìn hình trên ta thấy thị trường hình thành được tín hiệu phân kỳ giảm, tức là giá tạo được đỉnh cao hơn nhưng RSI lại tạo đỉnh thấp hơn, tuy nhiên thì ở lần phân kỳ đầu này giá chưa hình thành được mô hình giảm giá nào
  • Một phân kỳ giảm giá thứ 2 được hình thành và ở lần phân kỳ này thị trường đã hình thành được mô hình nến đảo chiều Evening Star, chúng ta sẽ vào lệnh bán với nến này. Ngoài ra chúng ta có thể thấy được ở đỉnh phân kỳ thứ 2 giá không đóng cửa lên trên đỉnh trước đó, cũng là một yếu tố cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều mạnh.
  • Khoảng gap trước đó chính là mục tiêu cho lệnh bán này.

Tương tự lệnh mua lên sẽ có nguyên tắc tương tự nhưng ngược lại thôi nhé.

Ví dụ cho lệnh thua lỗ

Các bạn nhìn hình bên dưới là một ví dụ cho lệnh mua:

1714046199740.png

 

  • Đầu tiên là tín hiệu phân kỳ tăng giá được hình thành
  • Sau đó mô hình nến nhận chìm được hình thành ở đáy thứ hai trong tín hiệu phân kỳ
  • Tuy nhiên thì giá không bật tăng lên mà tiếp tục tạo phân kỳ tăng giá. Ở tín hiệu phân kỳ tăng giá thứ hai thị trường hình thành nến búa đẹp và chúng ta mua vào với nến này sẽ có lợi nhuận

Trên đây là tổng hợp 3 chiến lược giao dịch cực kỳ mạnh mẽ với chỉ báo RSI. Mỗi chiến lược đều có ví dụ cho lệnh có lợi nhuận cũng như lệnh thua lỗ. Điều quan trọng nhất của chúng ta chính là luôn tuân thủ kỷ luật và luôn quản lý vốn trong mọi hoàn cảnh nhé.

Mời anh em ngâm cứu nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *