Trading Breakouts and Fakeouts

Trading Breakouts and Fakeouts

Giao dịch Phá Vỡ là gì và làm thế nào có thể hưởng lợi từ nó?

  • Sự phá vỡ xảy ra khi giá “phá vỡ” một vùng giá cố định hoặc một vùng giá đi ngang.
  • Sự phá vỡ cũng có thể xảy ra khi một vùng giá đặc biệt nào đó bị phá như là hỗ trợ hoặc kháng cự, điểm xoay, vùng Fibonacci…

Với giao dịch theo phá vỡ, mục tiêu là vào lệnh ngay khi giá phá vỡ và tiếp tục đi theo thị trường cho đến khi biến động lắng xuống.

1. Biến động, không phải khối lượng

Bạn cần chú ý rằng không giống như giao dịch chứng khoán hay giao dịch kỳ hạn (futures), không có cách nào để bạn thấy được khối lượng giao dịch của thị trường forex.

Với giao dịch chứng khoán và kỳ hạn, khối lượng giao dịch là cần thiết để cho giao dịch phá vỡ tốt, vì vậy, không có dữ liệu khối lượng trong thị trường forex là một thiệt thòi.

Bởi vì sự bất lợi đó, chúng ta không những dựa vào kỹ năng quản lý rủi ro tốt mà còn vào những yếu tố nhất định để chọn được những giao dịch phá vỡ tiềm năng.

  • Nếu có biến động giá lớn trong một khoảng thời gian ngắn thì đó được xem là biến động lớn.
  • Nếu có biến động giá nhỏ trong một khoảng thời gian ngắn thì đó được xem là biến động nhỏ.

Thật hấp dẫn khi nhảy vào thị trường lúc giá đi nhanh như đạn bắn nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng mình bị áp lực nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn, quyết định sai và tiền vào rồi lại ra.

Biến động mạnh là thứ hấp dẫn người giao dịch, nhưng cũng là thứ giết họ nhiều nhất. Mục tiêu ở đây là sử dụng biến động như lợi điểm của mình.

Thay vì chạy theo bầy đàn và cố gắng nhảy vào khi thị trường đang biến động điên cuồng, tốt hơn là tìm những cặp tiền biến động thấp.

Bằng cách này, bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng cho đến khi phá vỡ xảy ra và biến động tăng lên cực điểm.

2. Cách đo sự biến động bằng các chỉ báo

Biến động là thứ mà có thể dùng khi tìm kiếm một cơ hội phá vỡ tốt.

Đo lường biến động của dao động giá tổng quan trong một thời gian nhất định và thông tin này có thể dùng để xác định phá vỡ tiềm năng.

Có một vài chỉ báo kỹ thuật có thể giúp bạn đo lường biến động của 1 cặp tiền ở hiện tại. Sử dụng các chỉ báo đó có thể giúp bạn rất nhiều khi bạn cần tìm kiếm một cơ hội giao dịch phá vỡ.

Đường trung bình (Moving Average – MA)

MA dường như là chỉ báo phổ biến nhất được sử dụng bởi người giao dịch forex và mặc dù nó là một công cụ đơn giản, nó cung cấp những dữ liệu vô giá.

Đơn giản, MA đo lường chuyển động trung bình của thị trường trong số thời gian X, và X là bao nhiêu thì tùy bạn chọn.

Ví dụ, nếu bạn dùng SMA 20 cho biểu đồ ngày thì nó sẽ cho bạn thấy chuyển động trung bình của 20 ngày vừa qua.

Đường trung bình MA
Đường trung bình MA

Có nhiều dạng MA khác như trung bình hàm mũ hay có trọng số, sẽ tìm hiểu ở phần sau của bài học.

Dải băng Bollinger (Bollinger Band – BB)

BB là công cụ tuyệt vời để đo độ biến động của bởi vì đó là công dụng chính của công cụ này.

BB đơn giản là 2 đường đơn được hình thành từ độ lệch chuẩn trên và dưới của một đường MA qua một khoảng thời gian X, trong đó X là số kỳ người dùng tự chọn.

Vì vậy, nếu chúng ta đặt X là 20 thì chúng ta sẽ có SMA 20 và 2 đường khác. Một đường là đường độ lệch chuẩn +2 ở trên và còn lại là đường độ lệch chuẩn -2 ở dưới.

Dải băng Bollinger Band
Dải băng Bollinger Band

Khi dải băng này co lại, nó báo hiệu rằng biến động là thấp. Khi dải băng mở rộng ra, nó báo hiệu biến động là cao.

Average True Rage (ATR)

Cuối cùng là chỉ báo ATR.

ATR là chỉ báo rất tốt cho việc đo lường biến động bởi vì nó cho biết mức trung bình biến động của thị trường trong khoảng thời gian X, mà X là bao nhiêu là tùy chúng ta chọn.

Vì vậy, nếu chúng ta chọn ATR là 20 cho biểu đồ ngày, nó cho chúng ta biết mức độ biến động trung bình của 20 ngày vừa qua.

Khi ATR giảm, nó cảnh báo rằng biến động đang giảm. Khi ATR tăng, nó cảnh báo rằng biến động đang tăng.

Chỉ báo ATR
Chỉ báo ATR

3. Các dạng phá vỡ trên thị trường

Khi giao dịch với phá vỡ, cần lưu ý 2 dạng chính:

  • Phá vỡ tiếp diễn
  • Phá vỡ đảo chiều
  • Phá vỡ thất bại

Nhận biết được dạng phá vỡ sẽ giúp bạn cảm nhận điều gì đang thực sự xảy ra với bức tranh toàn cảnh thị trường.

Phá vỡ là quan trọng bởi vì nó chỉ ra sự thay đổi trong cung và cầu của 1 cặp tiền mà bạn giao dịch. Sự thay đổi trong cảm tính này có thể gây biến động mở rộng và đem lại cơ hội tốt cho bạn để kiếm lợi nhuận.

Phá vỡ tiếp diễn

Đôi khi, sau những biến động mạnh về 1 hướng, thị trường thường ngừng lại để “nghỉ mệt”. Điều này xảy ra khi phe mua và phe bán tạm dừng để xem xét xem cần làm gì tiếp theo. Kết quả là, bạn sẽ thấy xuất hiện một đoạn giá đi ngang hoặc nén lại.

Thị trường ngừng lại để “nghỉ mệt”
Thị trường ngừng lại để “nghỉ mệt”

Nếu người giao dịch quyết định rằng xu hướng trước đó là quyết định đúng, và tiếp tục đẩy giá theo hướng đó, kết quả sẽ xuất hiện một phá vỡ tiếp diễn. Đơn giản hãy xem đó là sự tiếp tục của xu hướng trước đó.

Kết quả xuất hiện một phá vỡ tạo xu hướng giảm tiếp diễn
Kết quả xuất hiện một phá vỡ tạo xu hướng giảm tiếp diễn

Phá vỡ đảo chiều

Phá vớ đảo chiều khởi đầu cũng giống như phá vỡ tiếp diễn, tức là sau 1 xu hướng dài, giá dừng lại để nghỉ.

Giá đi ngang sau một giai đoạn giảm
Giá đi ngang sau một giai đoạn giảm

Điểm khác nhau là sau khi dừng lại, người giao dịch quyết định rằng xu hướng đã hết sức và họ đẩy giá đi theo hướng ngược lại xu hướng trước đó. Kết quả là xuất hiện “phá vỡ đảo chiều”.

Phá vỡ đảo chiều tăng
Phá vỡ đảo chiều tăng

Phá vỡ thất bại

Phá vỡ thất bại xuất hiện khi giá phá 1 vùng nhất định (hỗ trợ, kháng cự, mô hình tam giác, đường xu hướng…) nhưng không tiếp tục tăng tốc theo hướng đó. Thay vào đó, bạn sẽ thấy giá bật mạnh phá vỡ rồi quay trở lại vào khu vực trước phá vỡ.

Phá vỡ thất bại
Phá vỡ thất bại

Cách tốt nhất để vào lệnh khi phá vỡ là đợi cho đến khi giá hồi lại vào vùng phá vỡ và xem giá có bật ra trở lại để tạo mức giá cao hoặc thấp mới không (dựa vào hướng mà bạn đang giao dịch).

Một cách khác để chống lại phá vỡ sai là đừng vào lệnh ngay lần phá vỡ đầu tiên
Một cách khác để chống lại phá vỡ sai là đừng vào lệnh ngay lần phá vỡ đầu tiên

Một cách khác để chống lại phá vỡ sai là đừng vào lệnh ngay lần phá vỡ đầu tiên. Bắng cách đợi xem giá có đi theo hướng bạn mong muốn không, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để có 1 giao dịch có lợi nhuận. Yếu điểm là bạn có thể mất đi một số cơ hội khi giá đi quá nhanh mà không có hồi lại.

4. Cách giao dịch phá vỡ các mô hình

Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự phá vỡ bằng mắt thường mà không cần dùng công cụ hỗ trợ. Một khi bạn có thể hiểu được các tín hiệu phá vỡ, bạn có thể tìm cho mình những giao dịch hiệu quả một cách nhanh chóng.

Các Mô hình biểu đồ

Bạn đã học qua một số mô hình biểu đồ. Đây là vài cái:

  • Hai đỉnh / đáy
  • Đỉnh đầu 2 vai
  • Ba đỉnh / đáy

Bên cạnh mô hình biểu đồ, có vài công cụ và chỉ báo bạn có thể dùng để bổ sung thêm trong trường hợp những phá vỡ đảo chiều

Phá vỡ Đường xu hướng Trendline

Cách đầu tiên để xác định một phá vỡ có thể là vẽ đường xu hướng lên biểu đồ. Để vẽ đường xu hướng, đơn giảm là xem biểu đồ và vẽ đường thẳng đi theo xu hướng hiện tại của giá.

Vẽ đường xu hướng
Vẽ đường xu hướng

Khi vẽ đường xu hướng, tốt nhất là bạn có thể kết nối 2 dỉnh hoặc 2 đáy với nhau. Càng nhiều đỉnh hoặc đáy được nối, đường xu hướng càng mạnh.

Vậy dùng đường xu hướng để giao dịch phá vỡ như thế nào? Khi giá chạm vào đường xu hướng, có 2 khả năng có thể xảy ra. Giá có thể dội lại từ đường xu hướng để đi tiếp theo xu hướng HOẶC giá phá vỡ đường xu hướng và đảo chiều. Chúng ta muốn tận dụng sự phá vỡ này.

Nhìn vào giá thôi thì không đủ. Cần áp dụng một hoặc nhiều các chỉ báo đã học trước đó sẽ có hiệu quả.

Cần áp dụng một hoặc nhiều các chỉ báo với vẽ xu hướng
Cần áp dụng một hoặc nhiều các chỉ báo với vẽ xu hướng

Phá vỡ Kênh giá

Cách khác để xác định phá vỡ là vẽ kênh giá. Vẽ kênh giá giống như kiểu vẽ đường xu hướng nhưng cần vẽ thêm 1 đường thẳng nữa ở phía kia.

Kênh giá tăng
Kênh giá tăng

Kênh giá hữu dụng vì bạn có thể nhận ra phá vỡ từ 2 phía của xu hướng. Cách giao dịch cũng giống giao dịch với đường xu hướng, đó là đợi giá đến sát 1 trong 2 cạnh của kênh giá và dùng các chỉ báo giúp xác định hướng để giao dịch.

Biểu đồ BTCUSDT phá vỡ xuống dưới đường dưới của kênh giá
Biểu đồ BTCUSDT phá vỡ xuống dưới đường dưới của kênh giá

Phá vỡ Mô hình cái nêm và tam giác

Cách thứ ba để bạn phát hiện cơ hội phá vỡ là bằng cách nhìn vào mô hình tam giác. Mô hình tam giác hình thành khi thị trường bắt đầu giảm biến động và nén lại vào một khu vực giá. Mục tiêu của chúng ta là chuẩn bị vị thế của mình khi giá nén lại và có thể bắt được chuyển động của giá khi phá vỡ diễn ra.

Cái nêm tăng

Cái nêm tăng hình thành khi có kháng cự phía trên và giá tiếp tục hình thành các đáy cao hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy phe mua từ từ vượt phe bán.

Mô hình cái nêm tăng
Mô hình cái nêm tăng

Câu chuyện phía sau mô hình cái nêm tăng và cứ mỗi lần giá đạt 1 vùng cao nhất đinh, sẽ có vài trader nhảy vào bán, khiến giá giảm

Mặt khác, nhiều trader tin rằng giá sẽ tăng cao hơn nên khi giá bắt đầu giảm, đã nhảy vào mua trước khi giá chạm đáy cũ. Kết quả là một cuộc chiến giữa 2 phe mua và bán diễn ra trong 1 vùng hẹp.

Điều chúng ta cần là sự phá vỡ lên phía trên vì mô hình cái ênm tăng thường là mô hình tăng giá. Khi chúng ta thấy giá phá kháng cự thì đó là dấu hiệu mua vào.

Tín hiệu mua khi giá phá vỡ
Tín hiệu mua khi giá phá vỡ

Cái nêm giảm

Mô hình cái nêm giảm thì cơ bản là ngược lại với cái nêm tăng. Phe bán tiếp tục đẩy giá xuống so với phe mua, và kết quả là chúng ta có những đỉnh giá thấp hơn và một hỗ trợ mạnh ở phía dưới.

Mô hình cái nêm giảm
Mô hình cái nêm giảm

Cái nêm giảm là một mô hình giảm giá. Để giao dịch với nó, mục tiêu là chúng ta phải chuẩn bị bán ra khi giá phá hỗ trợ. Để giao dịch tốt với mô hình này, chúng ta cần chuẩn bị tư thế để bán khi giá phá vỡ hỗ trợ.

Tín hiệu bán ra khi giá phá vỡ hỗ trợ
Tín hiệu bán ra khi giá phá vỡ hỗ trợ

Mô hình tam giác

Thay vì có hỗ trợ hoặc kháng cự nằm ngang, cả phe mua và phe bán đều tạo đáy cao hơn và đỉnh thấp hơn và tạo thành đỉnh tam giác ở giữa.

Mô hình tam giác cân
Mô hình tam giác

Không giống tam giác tăng và giảm cho tín hiệu tăng hoặc giảm khá rõ ràng, tam giác cân không có cảnh báo xu hướng trước. Bạn cần giao dịch phá vỡ ở cả 2 cạnh của tam giác.

Bạn cần chuẩn bị giao dịch phá vỡ ở cả 2 cạnh của tam giác
Bạn cần chuẩn bị giao dịch phá vỡ ở cả 2 cạnh của tam giác

Trong trường hợp tam giác cân, cần chuẩn bị sẵn cho phá vỡ cả cạnh trên lẫn dưới. Có thể sử dụng loại lệnh Khớp-lệnh-này-hủy-lệnh-kia (tức là lệnh chờ bán phía dưới và chờ mua phía trên, khớp lệnh chờ này thì hủy lệnh chờ kia).

XAUUSD đã phá cạnh trên và khớp lệnh mua

Như trong ví dụ trên,XAUUSD đã phá cạnh trên và khớp lệnh mua. Tóm lại cách giao dịch với phá vỡ cái nên và tam giác.

Ghi nhớ một số điều:

  • Giá tăng thường phá cạnh trên
  • Giá giảm phá cạnh dưới
  • Giá cân có thể phá 1 trong 2 cạnh

5. Cách đo lường sức mạnh của sự phá vỡ

Sau khi một xu hướng đã đi được một thời gian dài và bắt đầu chựng lại, một trong hai điều sau có thể xảy ra:

  • Giá có thể đi tiếp theo cùng xu hướng trước (phá vỡ tiếp diễn)
  • Giá đảo chiều theo hướng ngược lại (phá vỡ đảo chiều).

Có những cách giúp xác nhận sự phá vỡ cũng như để tránh việc phá vỡ sai, thất bại. Thực ra có một số cách để đoán định rằng một xu hướng sắp kết thúc và một phá vỡ đảo chiều có thể xảy ra.

Chỉ báo MACD

MACD là một trong các chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất trong giới giao dịch Forex. Có thể dựa vào MACD để tìm ra động lượng và sự thiếu động lượng của xu hướng.

MACD có thể hiển thị bằng nhiều cách nhưng cách “hấp dẫn” nhất là nhìn vào biểu đồ histogram của nó. Biểu đồ histogram này là biểu hiện sự chênh lệch giữa 2 đường MACD nhanh và chậm. Nếu histogram lớn ra, nó phản ánh động lượng đang tăng. Nếu nó nhỏ lại, nó phản ánh động lượng đang yếu đi.

Biểu đồ histogram thể hiện sự chênh lệch giữa 2 đường MACD nhanh và chậm
Biểu đồ histogram thể hiện sự chênh lệch giữa 2 đường MACD nhanh và chậm

Vậy dùng MACD để tìm khả năng xu hướng đảo chiều như thế nào?

Hãy nhớ lại về tín hiệu giao dịch mà chúng ta đã học trước là Phân kỳ và cách nó xuất hiện khi giá và chỉ báo đi ngược hướng nhau. Vì MACD cho biết động lượng và thường là động lượng tăng khi thị trường có xu hướng. Tuy nhiên, nếu MACD bắt đầu giảm ngay cả khi xu hướng đang tiếp tục, bạn có thể suy luận rằng động lượng đang giảm và có thể xu hướng hiện tại sẽ kết thúc.

Tín hiệu giá và chỉ báo histogram phân kỳ với nhau
Tín hiệu giá và chỉ báo histogram phân kỳ với nhau

Bạn có thể thấy từ hình trên rằng khi giá đi lên, MACD lại đang nhỏ dần lại. Điều này có nghĩa mặc dù giá vẫn đang trong xu hướng, động lượng của nó bắt đầu giảm sút. Từ thông tin này, chúng ta có thể kết luận rằng sự đảo chiều của xu hướng là rất có thể.

Chỉ báo RSI – Relative Strength Index

RSI là một chỉ báo động lượng khác rất hữu dụng trong việc xác nhận sự phá vỡ đảo chiều. Về cơ bản, chỉ báo này cho ta biết sự thay đổi giữa mức cao hơn và mức thấp hơn của giá đóng cửa trong một số kỳ nhất định.

RSI có thể sử dụng tương tự như MACD trong việc tạo ra phân kỳ. Bằng cách xác định phân kỳ, chúng ta có thể tìm ra khả năng đảo chiều của xu hướng.

Chỉ báo RSI có thể sử dụng tương tự như MACD trong việc tạo ra phân kỳ
Chỉ báo RSI có thể sử dụng tương tự như MACD trong việc tạo ra phân kỳ

Tuy nhiên, RSI cũng tốt cho việc xác định đã bao lâu xu hướng đã bị quá mua hoặc quá bán. Tín hiệu phổ biến cho việc quá mua là khi RSI nằm trên vùng 70, ngược lại, nằm dưới vùng 30 là tín hiệu quá bán.

Bởi vì xu hướng là việc giá chuyển động theo 1 hướng trong 1 khoảng thời gian dài, bạn có thể thường thấy RSI nằm trong vùng quá mua/quá bán, tùy thuộc vào hướng đi của xu hướng.

Nếu xu hướng bị quá mua hoặc quá bán trong một thời gian dài và bắt đầu quay trở lại trong vùng 30 – 70 của RSI, có thể là dấu hiệu là xu hướng đảo chiều.

Xu hướng đảo chiều có thể xuất hiện khi RSI nằm ở vùng quá bán hoặc quá mua trong thời gian dài
Xu hướng đảo chiều có thể xuất hiện khi RSI nằm ở vùng quá bán hoặc quá mua trong thời gian dài

Trong cùng 1 ví dụ trước, RSI cho thấy thị trường đã quá mua trong 1 thời gian dài. Khi RSI bắt đầu giảm xuống dưới 70, đó là tín hiệu của xu hướng bắt đầu đảo chiều.

6. Cẩn thận với phá vỡ giả

Giao dịch với phá vỡ (breakout) là phổ biến đối với dân giao dịch Forex. Khi giá phá hoàn tất phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự, dự đoán sẽ là giá tiếp tục đi theo hướng đã phá vỡ. Đã phải cần rất nhiều động lượng để phá vỡ mà, có phải không?

Đường kháng cự EMA 20
Đường kháng cự EMA 20

Đây là thời điểm để nhảy lên chuyến tàu này. Bây giờ nó đã bơi đi nhẹ nhàng rồi. Thứ mà chúng ta phải đợi là thời cơ để lên tàu.

Giá giảm khi chạm kháng cự EMA 20
Giá giảm khi chạm kháng cự EMA 20

Vùng hỗ trợ và kháng cự dễ bị phá vỡ giả

Một điều bạn cần ghi chú là các vùng hỗ trợ và kháng cự là những vùng mà chúng ta dự đoán những phản ứng của giá tại đây.

Vùng hỗ trợ là vùng mà lực mua đủ để vượt qua lực bán và khiến tạm dừng hoặc đảo chiều xu hướng giảm. Vùng hỗ trợ mạnh thì có thể được giữ vững ngay cả khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ và nó cho người giao dịch một cơ hội mua vào tốt.

Vùng kháng cự cũng giống như vùng hỗ trợ nhưng đối ngược lại. Nó có thể làm dừng hoặc đảo chiều xu hướng tăng. Vùng kháng cự là vùng là lực bán đủ để vượt qua lực mua và đẩy giá giảm. Vùng kháng cự mạnh có thể được giữ vững ngay cả khi giá phá vỡ nó và nó giúp cho người giao dịch có cơ hội để bán ra.

7.  Giao dịch ngược hướng phá vỡ

Giao dịch ngược hướng phá vỡ có nghĩa là giao dịch với hướng ngược lại so với hướng giá phá vỡ.

Giao dịch ngược hướng phá vỡ = giao dịch phá vỡ giả, phá vỡ sai (false breakouts).

Bạn có thể giao dịch ngược hướng phá vỡ nếu bạn tin rằng sự phá vỡ hỗ trợ và kháng cự là sai và giá không thể đi tiếp theo hướng đó.

Trong trường hợp phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh, giao dịch ngược phá vỡ có thể là thông minh hơn so với giao dịch phá vỡ.

Hãy nhớ rằng giao dịch ngược phá vỡ là một chiến lược giao dịch ngắn hạn tốt. Phá vỡ thường là thất bại trong vài lần đầu tiên nhưng cuối cùng có thể thành công.

NHẮC LẠI: Giao dịch ngược phá vỡ là chiến lược tốt trong ngắn hạn, KHÔNG PHẢI chiến lược tốt cho giao dịch dài hạn.

Bằng cách học giao dịch ngược phá vỡ, bạn có thể tránh được các giai đoạn thị trường “lừa” (whipsaw)

Giao dịch phá vỡ có rất nhiều người sử dụng. Tại sao?

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng được xem là trần hoặc sàn. Nếu các vùng này bị phá, kỳ vọng rằng giá sẽ đi tiếp theo hướng đã bị phá.

Nếu vùng hỗ trợ bị phá, có nghĩa là biến động tổng quan của giá là theo chiều xuống và dân giao dịch sẽ thường là bán hơn mua. Ngược lại đối với kháng cự.

Dân giao dịch tự do thường có tính tham. Họ tin rằng giá sẽ đi theo hướng của phá vỡ.

Họ tin rằng sẽ ăn được nhiều dựa trên biến động lớn. Thả tép bắt tôm.

Trong 1 thế giới hoàn hảo, điều này có thể đúng. Nhưng thế giới thì không hoàn hảo. Mấy chàng hoàng tử cóc và các nàng công chúa thì không thể sống hạnh phúc cho đến mãi  mãi. Điều gì sẽ xảy ra nếu hầu hết các phá vỡ là SAI.

Phá vỡ thất bại đơn giản bởi vì thiểu số thông minh đã kiếm tiền từ đa số. Đừng cảm giác tồi tệ. Thiểu số thông minh thường bao gồm những tay chơi lớn với tài khoản và khối lượng mua/bán rất lớn.

Để bán 1 thứ gì đó, cần có người mua. Tuy nhiên, nếu tất cả đều muốn mua ở trên kháng cự hoặc bán ở dưới hỗ trợ, những nhà cái phải gánh lệnh ở chiều ngược lại. Và nhắc nhở các bạn rằng: nhà cái thì không dại.

Người giao dịch nhỏ tự do thường giao dịch phá vỡ.

Thiểu số thông minh, như các tập đoàn, các tổ chức thường giao dịch phá vỡ thất bại.

Người giao dịch thông minh sẽ kiếm sự thuận lợi cho mình bằng cách thu nạp suy nghĩ của đám đông kém kinh nghiệm và thành công từ phí tổn của họ. Đó là lý do tại sao về đường dài, người giao dịch

có kinh nghiệm lại có thể có lợi nhuận.

Bạn muốn thuộc về phe nào: thiểu số thông minh giao dịch với phá vỡ thất bại hay đa số thua lỗ bị bẫy bởi phá vỡ thất bại?

8. Cách giao dịch với phá vỡ thất bại

Để giao dịch với phá vỡ sai, bạn cần phải nắm rằng vùng này thì phá vỡ sai có thể xảy ra.

Phá vỡ sai thường xảy ra ở hỗ trợ và kháng cự, hoặc đường xu hướng, mô hình giá hoặc ở đỉnh đáy của ngày.

Đường xu hướng

Để giao dịch phá vỡ sai, luôn nhớ rằng phải có KHOẢNG CÁCH giữa đường xu hướng và giá.

Nếu có khoảng nhảy giá (gap) giữa đường xu hướng và giá, có nghĩa là giá đang bật mạnh theo hướng của xu hướng và ra xa khỏi đường xu hướng. Giống như ví dụ dưới đây, có khoảng trống giữa đường xu hướng và giá cho phép giá hồi ngược lại vào đường xu hướng, có thể phá vỡ luôn đường xu hướng, và tạo một cơ hội phá vỡ sai.

Phá vỡ giả mức độ dễ nhìn thấy
Phá vỡ giả mức độ dễ nhìn thấy

TỐC ĐỘ của biến động giá cũng rất quan trọng.

Nếu giá đi chậm chạp về phía đường xu hướng thì khả năng phá vỡ sai là có thể. Tuy nhiên, nếu giá đi nhanh về đường xu hướng thì lại có thể là phá vỡ thành công. Với tốc độ chuyển động lớn, động lượng có thể đẩy giá vượt vùng đường xu hướng và đi xa hơn. Trong trường hợp này, tốt hơn là lui lại và tránh phá vỡ sai.

Trường hợp nên tránh phá vỡ sai
Trường hợp nên tránh phá vỡ sai

Làm cách nào giao dịch với phá vỡ đường xu hướng sai?

Thật ra cũng đơn giản. Chỉ cần vào lệnh khi giá quay trở lại bên trong.

Nó cho phép chúng ta chọn được đường tốt và tránh nguy hiểm. Bạn không muốn bán trên hoặc dưới đường xu hướng rồi cuối cùng bạn nhận ra sau đó rằng phá vỡ là đúng.

Sử dụng ví dụ đầu tiên, hãy tìm ra điểm vào hiệu quả bằng cách phóng to lên đôi chút.

Các điểm có thể vào lệnh
Các điểm có thể vào lệnh

Mô hình giá

Mô hình giá là một nhóm giá nhất định mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng là 1 phần rất quan trọng của PTKT và có thể giúp cho quá trình quyết định giao dịch của chúng ta.

Có 2 loại mô hình giá mà phá vỡ sai thường diễn ra :

  • Hay đáy.
  • Hai đỉnh.

Mô hình hay đáy thực sự là một mô hình khó cho người mới giao dịch để nhận diện. Tuy nhiên, với thời gian và kinh nghiệm, mô hình này có thể là vũ khí tốt cho bạn.

Mô hình này được xem là mô hình đảo chiều. Nếu nó xuất hiện ở phần cuối của một xu hướng tăng, nó cho tín hiệu về một đảo chiều giảm. Ngược lại, nếu nó xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, nó cho tín hiệu đảo chiều tăng. Đỉnh đầu 2 vai có thể tạo phá vỡ giả và tạo cơ hội tốt để giao dịch ngược phá vỡ giả.

Phá vỡ sai/giả rất phổ biến với mô hình này bởi vì nhiều người giao dịch có thể nhận diện được mô hình này và họ thường đặt điểm dừng lỗ của họ gần đường cổ (neck-line).

Phá vỡ ở mô hình hai đáy
Phá vỡ ở mô hình hai đáy

Khi mô hình tạo phá vỡ, giá thường sẽ tăng khi vượt đường viền cổ.

Chúng ta có thể vào lệnh Mua khi giá tăng
Chúng ta có thể vào lệnh Mua khi giá tăng

Trong mô hình hai đáy, bạn nên lưu ý rằng cú phá vỡ đầu tiên có thể sai nên chờ nến xác nhận để vào lệnh giao dịch.

Mô hình tiếp theo là Mô hình hai đỉnh.

Khi giá phá xuống đường cổ, đó là tín hiệu xu hướng đảo chiều. Bởi vì vậy, nhiều người giao dịch đặt lệnh ở vùng gần đường cổ để đề phòng đảo chiều.

Nhiều người đặt lệnh ở gần đường cổ để phòng đảo chiều
Nhiều người đặt lệnh ở gần đường cổ để phòng đảo chiều

Vấn đề là nhiều người giao dịch cũng nhận thấy mô hình đó và đặt lệnh tương tự. Điều này giúp các tổ chức lớn kiếm tiền.

Vào lệnh Bán khi giá giảm qua đường viền cổ
Vào lệnh Bán khi giá giảm qua đường viền cổ

Tương tự như mô hình hai đáy, bạn có thể đặt lệnh một khi giá quay trở lại để bắt cú bật lên của giá. Bạn đặt dừng lỗ ở dưới cây nến phá vỡ.

Thị trường kiểu gì thì có thể giao dịch phá vỡ sai?

Kết quả tốt thường là trong giai đoạn giá đi ngang. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua cảm tính thị trường, các sự kiện và tin tức quan trọng, cảm giác hoặc các dạng phân tích khác.

Thị trường tài chính tốn nhiều thời gian để bật lên bật xuống giữa các vùng giá và không chệch ra nhiều khỏi các vùng đỉnh đáy cao thấp.

Vùng giá ngang được hình thành bởi vùng hỗ trợ và kháng cự, và người mua – người bán tiếp tục đẩy giá lên xuống trong các vùng đó. Giao dịch ngược phá vỡ sai trong môi trường giá đi ngang có thể mang lại lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, ở vài điểm, một phe mua – bán sẽ thắng và kéo giá đi theo xu hướng.

9. Tổng kết về giao dịch với Phá vỡ và Phá vỡ sai

 Giao dịch với Phá vỡ

Với người giao dịch theo kiểu phá vỡ, mục tiêu là vào thị trường ngay khi giá phá vỡ và sau đó tiếp tục đi theo hướng đó cho đến khi biến động giảm xuống.

Phá vỡ là rất quan trọng vì nó chỉ ra sự thay đổi trong cung và cầu của một cặp tiền.

Bạn sẽ nhận ra rằng không giống như giao dịch chứng khoán hay thị trường giao sau (futures), bạn sẽ không có cách nào để biết khối lượng giao dịch trong thị trường forex. Bởi vì vậy, chúng ta dựa vào biến động.

Biến động đo lường dao động của giá trong một khoảng thời gian nhất định và thông tin này có thể được dùng để xác định khả năng phá vỡ.

Có vài chỉ báo có thể giúp bạn đo lường biến động của một cặp tiền. Sử dụng các chỉ báo sau sẽ giúp bạn nhận diện được nhiều cơ hội của việc phá vỡ.

  • Đường trung bình
  • Dải băng Bollinger
  • ATR

Có 2 dạng phá vỡ:

  • Tiếp diễn
  • Đảo chiều

Để nhận diện phá vỡ, bạn cần chú tâm đến:

  • Mô hình giá
  • Đường xu hướng
  • Kênh giá
  • Mô hình tam giác

Bạn có thể đo lường sức mạnh của sự phá vỡ bằng cách sử dụng:

  • MACD
  • RSI

Cuối cùng, phá vỡ có thể hoạt động tốt và THỰC SỰ với các sự kiện hoặc tin tức kinh tế. Luôn chắc chắn là kiểm tra lịch thông tin trước khi dự đoán sẽ có phá vỡ hay không.

Giao dịch với phá vỡ sai

Các tổ chức giao dịch lứn thường giao dịch với phá vỡ sai. Vì vậy, chúng ta nên theo hướng này.

Bạn sẵn sàng theo đám đông chưa, hay bạn sẽ theo tiền? Nếu bạn có thể giao dịch như những tổ chức lớn làm, bạn chỉ còn cách thành công đôi chút.

Giao dịch phá vỡ sai đơn giản nghĩa là giao dịch với hướng ngược lại với phá vỡ. Bạn có thể chống lại phá vỡ sai nếu bạn tin rằng sự phá vỡ khỏi vùng hỗ trợ và kháng cự là thất bại và giá không thể đi tiếp theo hướng đó.

Trong trường hợp mà hỗ trợ và kháng cự chuẩn bị bị phá vỡ là rất quan trọng, giao dịch phá vỡ sai có thể là khôn ngoan hơn là giao dịch phá vỡ.

Phá vỡ sai tiềm năng có thể thấy ở các vùng hỗ trợ và kháng cự tạo bởi đường xu hướng, mô hình giá hoặc vùng đỉnh đáy của ngày hôm trước.

Kết quả tốt nhất thường là khi giá đi ngang. Tuy nhiên, bạn không thể bỏ qua cảm tính thị trường, trực giá và những cách phân tích khác.

Thị trường tài chính tốn nhiều thời gian để bật lên bật xuống giữa các vùng giá và không chệch ra nhiều khỏi các vùng đỉnh đáy cao thấp.

Cuối cùng, tỷ lệ của phá vỡ sai có thể cao hơn nếu không có tin tức gì quan trọng có thể tác động đến thị trường theo hướng của sự phá vỡ.

Trên đây là những kiến thức quan trọng khi giao dịch Phá Vỡ rất quan trọng ngoài ra còn rất nhiều công cụ kỹ thuật khác. Các bạn có thể tham khảo theo link bên dưới để có thể tìm hiểu kỹ thêm về các công cụ kỹ thuật khác.

Bài tiếp theo :  Phân tích cơ bản trong forex

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *