Cách đo lường sức mạnh của một xu hướng trong forex

Cách đo lường sức mạnh của một xu hướng trong forex

Trong phân tích kỹ thuật có rất nhiều phương pháp giúp cho các trader giao dịch thành công trong thị trường Forex. Trong đó, các trader chuyên nghiệp theo trường phái phân tích kỹ thuật thường lựa chọn trading theo một xu hướng mạnh để giảm thiểu rủi ro và tránh thua lỗ một cách đáng kể. 

Và khi giao dịch với xu hướng điều quan tâm nhất đối với các trader chính là tìm được những chỉ báo đo lường một cách chuẩn xác. Tuy nhiên không có chỉ báo là duy nhất để giúp bạn thành công hơn trong Forex vì giao dịch theo xu hướng còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như quản lý rủi ro hoặc cảm xúc cá nhân. Và nếu các trader muốn đầu tư giao dịch Forex thông qua xu hướng thì cần phải hiểu rõ hơn về các chỉ báo này. 

Với bài viết dưới đây, Dautuviet sẽ giới thiệu đến bạn 2 công cụ chỉ báo được xem là tối thượng nhất để đo lường sức mạnh của một xu hướng trong Forex. Và các chỉ báo này tất nhiên đã được kiểm chứng qua thời gian và được rất nhiều nhà giao dịch tin dùng.

Tại sao phải đo lường sức mạnh của một xu hướng?

Đo lường sức mạnh của một xu hướng trong Forex là cách thức giúp cho nhà giao dịch xác định được xu hướng biến động như thế nào trong một khoảng thời gian dài và bắt đầu có hiện tượng ổn định giá.

Trên biểu đồ thông thường giá sẽ có 2 biểu hiện cụ thể sau:

  • Giá có thể tiếp tục theo đường xu hướng cũ (xu hướng phá vỡ tiếp diễn)
  • Hoặc giá có thể quay ngược chiều so với xu hướng cũ (xu hướng phá vỡ đảo chiều)

Chính vì giá có thể tạo ra đến 2 biểu hiện trong một thị trường Forex đầy biến động như vậy. Nên Dautuviet sẽ giới thiệu đến bạn một số cách giúp dự đoán được xu hướng sắp kết thúc hoặc phá vỡ đảo chiều.

Konkurs. finanzkrise, fallende grafik. verärgerte menschen und wirtschaftliche probleme.
Tại sao phải đo lường sức mạnh của một xu hướng?

Cách đo lường sức mạnh của một xu hướng trong forex

Hai cách đo lường sau đây đã được rất nhiều nhà giao dịch sử dụng vì tính phổ biến và khả thi của chúng. Và Dautuviet sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn chung và cách thức giao dịch với các công cụ này. Tuy nhiên, các nhà giao dịch của chúng ta có thể áp dụng hoặc điều chỉnh chúng để phù hợp hơn với từng chiến lược cụ thể của riêng mình. 

Đo lường sức mạnh của xu hướng với MACD

  • MACD – Moving Average Convergence Divergence hay còn được gọi là đường trung bình hội tụ phân kỳ. Và hiện tại MACD đã trở thành chỉ báo không thể thiếu không hộp công cụ của các nhà giao dịch. Tuy cách sử dụng của chúng rất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại thì rất đáng tin cậy. Vì nó giúp cho các nhà giao dịch xác định được mức độ động lượng xu hướng mạnh hoặc yếu.
  • Và chỉ báo này đã thay đổi quan điểm của rất nhiều trader khi giao dịch trong Forex vì chúng là một chỉ báo dao động trên hoặc dưới mức 0. Có thể xem nó như một chỉ báo xu hướng hoặc một chỉ báo xung lượng. 
  • MACD có rất nhiều biểu hiện nhưng một trong những cách hiển thị hấp dẫn nhất của nó chính là biểu đồ histogram – biểu đồ tần suất. Biểu đồ này sẽ giúp cho các nhà giao dịch thấy được sự chênh lệch giữa hai đường MACD nhanh và MACD chậm. 
  • Nhìn vào biểu đồ histogram bên dưới ta thấy được rằng khi MACD nhỏ dần thì động lượng cũng yếu đi và khi MACD cao dần thì động lượng cũng mạnh hơn. 
Đo lường sức mạnh của xu hướng với MACD
Đo lường sức mạnh của xu hướng với MACD

Vậy đâu là cách xác định xu hướng đảo chiều khi sử dụng MACD?

  • Ở phần này chúng ta nên kết hợp với kiến thức đã học về hiện tượng phân kỳ trong giao dịch. Vì bản chất của MACD chính là xác định động lượng và trong một số trường hợp động lượng tăng thì thị trường sẽ xuất hiện xu hướng. Nhưng cũng có một số trường hợp MACD giảm ngay trong khi xu hướng đang tiếp tục, thì chúng ta có thể nhận định được rằng động lượng đang giảm và có thể xu hướng hiện tại được dự báo là sắp kết thúc.
  • Nhìn vào hình ảnh bên dưới ta thấy được, trong lúc giá đang đi lên tăng dần thì biểu đồ MACD lại đi xuống nhỏ dần. Điều này chứng tỏ rằng giá đang có xu hướng và động lượng thì bắt đầu suy yếu. Từ đó, chứng minh về một hiện tượng xu hướng đảo chiều sắp xảy ra.
Vậy đâu là cách xác định xu hướng đảo chiều khi sử dụng MACD?
Vậy đâu là cách xác định xu hướng đảo chiều khi sử dụng MACD?

Đo lường sức mạnh của xu hướng với RSI 

  • Tiếp theo đây, Dautuviet sẽ giới thiệu thêm về một chỉ báo RSI được xem là khá hữu dụng khi đo lường sức mạnh của xu hướng. Xét về tính chất cơ bản thì RSI (Relative Strength Index – chỉ số sức mạnh tương đối) được dùng để đo lường mức độ giá trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Hay nói cách khác chỉ báo này giúp cho các nhà giao dịch xác định được sự thay đổi giữa giá đóng cửa cao hơn và giá đóng cửa thấp hơn trong một khung thời gian.
  • RSI thật sự rất hữu ích khi sử dụng thủ thuật phân kỳ để xác định các xu hướng đảo chiều. Bên cạnh đó, RSI còn được dùng để xác định các mức quá mua khi tín hiệu trên 70. Hoặc xác định các mức quá bán khi tín hiệu ở dưới 30. 
  • Các trader của chúng ta cần lưu ý rằng, nếu xu hướng ở trong trạng thái quá mua hoặc quá bán một thời gian dài và bắt đầu quay trở lại phạm vi 30-70 của RSI thì có khả năng sẽ xuất hiện xu hướng đảo chiều.
  • Như ảnh bên dưới đây ta thấy được tín hiệu RSI đã nằm ở vùng quá mua một thời gian dài và khi RSI giảm xuống 70 thì đó là tín hiệu của xu hướng đảo chiều sắp xuất hiện. 
Đo lường sức mạnh của xu hướng với RSI
Đo lường sức mạnh của xu hướng với RSI

Kết luận

Các công cụ dùng để đo lường sức mạnh của một xu hướng có thể đơn giản hóa thông tin cũng như báo hiệu cho các trader về một xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên các nhà giao dịch có thể sử dụng chúng kết hợp với các nguyên tắc của riêng mình để thiết lập giao dịch tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *