Chỉ báo GMMA (Guppy Multiple Moving Average) trong phân tích kĩ thuật là gì?

Chỉ báo GMMA (Guppy Multiple Moving Average) trong phân tích kĩ thuật là gì?

Chỉ báo GMMA (tiếng Anh: Guppy Multiple Moving Average; viết tắt: GMMA) là một chỉ báo kĩ thuật xác định xu hướng thay đổi, điểm đột phá, và cơ hội giao dịch về giá của tài sản bằng cách kết hợp hai nhóm đường MA với các khoảng thời gian khác nhau.

Chỉ báo GMMA 

Khái niệm

Chỉ báo GMMA hay chỉ báo Guppy trong tiếng Anh là Guppy Multiple Moving Average hay Guppy indicator; viết tắt là GMMA.

Chỉ báo GMMA là một chỉ báo kĩ thuật xác định xu hướng thay đổi, điểm đột phá, và những cơ hội giao dịch về giá của tài sản bằng cách kết hợp hai nhóm đường trung bình trượt (MA) với các khoảng thời gian khác nhau.

Có một nhóm MA ngắn hạn, và một nhóm MA dài hạn. Mỗi nhóm đều có 6 đường MA, tổng cộng là 12 đường. Chỉ báo này được đặt tên bởi Daryl Guppy, một nhà giao dịch người Australia, ông là người đã sáng tạo và phát triển ra chỉ báo này.

Chỉ báo GMMA (Guppy Multiple Moving Average) trong phân tích kĩ thuật là gì? - Ảnh 2.

Các công thức cho chỉ báo GMMA

Chỉ báo Guppy có thể sử dụng các đường trung bình giản đơn (SMA) hoặc đường trung bình trượt số mũ (EMA). Đường EMA thường được sử dụng nhiều hơn. Có 12 đường trung bình trượt tất cả. Cách tính từng giá trị đường MA như sau:

EMA = (Giá đóng cửa – EMAprevious) * M + EMAprevious

hoặc

SMA = (Tổng giá đóng cửa của N) / N

Trong đó:

EMA = Đường trung bình trượt số mũ

EMAprevious = Đường trung bình trượt số mũ trước đó (SMA có thế thay thế cho EMAprevious trong phép tính đầu tiên)

N: Chu kì của đường trung bình trượt MA

M = 2/(N+1)

SMA = Đường trung bình giản đơn

Cách tính chỉ báo GMMA

Có 12 đường trung bình số mũ trong chỉ báo Guppy. Lặp lại các bước dưới đây cho mỗi đường trung bình trượt mà bạn muốn tính. Thay đổi giá trị của N để tính EMA mà bạn muốn. Ví dụ: sử dụng N = 3 để tính trung bình ba kì và sử dụng N = 60 để tính EMA 60 kì.

+ Tính SMA cho N kì đầu tiên.

+ Tính hệ số nhân M bằng cách sử dụng cùng một giá trị N (N dùng để tính SMA).

+ Sử dụng giá đóng cửa gần nhất, hệ số nhân M và SMA để tính EMA. SMA được đặt ở vị trí EMAprevious trong ngày tính toán đầu tiên. Khi EMA đã được tính toán, đường SMA không còn cần thiết nữa vì có thể sử dụng EMA ngày trước đó để tính toán các giá trị tiếp theo.

+ Lặp lại qui trình cho giá trị N tiếp theo, cho đến khi bạn có được đường EMA cho tất cả 12 đường trung bình trượt.

Chỉ báo GMMA cho bạn biết điều gì ?

GMMA có thể được sử dụng để xác định các thay đổi trong xu hướng hoặc đánh giá sức mạnh của xu hướng hiện tại. Mức độ phân tách giữa các đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn có thể được sử dụng như một chỉ báo về cường độ xu hướng. Nếu có một sự tách biệt càng rộng, thì xu hướng đang diễn ra là càng mạnh. Sự phân tách càng hẹp, hoặc các đường đan xen cắt nhau, cho thấy xu hướng suy yếu hoặc thời kì thị trường đi ngang.

Sự giao nhau của các đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn thể hiện sự đảo ngược xu hướng có thể xảy ra. Nếu các đường MA ngắn hạn vượt qua các đường trung bình động dài hạn từ dưới lên trên thì sự đảo chiều tăng giá đang xảy ra. Nếu các đường MA ngắn hạn vượt qua các MA dài hạn từ trên xuống dưới dưới, thì sự đảo chiều giảm giá đang xảy ra.

Khi cả hai nhóm MA đang di chuyển theo chiều ngang, hoặc chủ yếu di chuyển sang một bên và đan xen rất nhiều, điều đó có nghĩa là giá đang trong trạng thái đi ngang, và do đó thị trường bây giờ không phải là lúc dành cho những nhà giao dịch theo xu hướng. Những giai đoạn này có thể là tốt cho những giao dịch ngắn hạn (có thế là một ngày hoặc vài giờ).

Các chỉ số cũng có thể được sử dụng cho các tín hiệu mua và bán. Khi nhóm ngắn hạn vượt qua nhóm MA dài hạn từ dưới lên trên, thì bạn hãy vào lệnh mua. Khi nhóm ngắn hạn vượt qua nhóm dài hạn hơn từ trên xuống dưới , bạn hãy vào lệnh bán.

Những tín hiệu này nên tránh khi giá và các MA đang đi ngang (thị trường đi ngang). Khi các đường MA bắt đầu tách ra điều này thường có nghĩa là một xu hướng mới có thế được hình thành (tăng hoặc giảm). Trong một xu hướng tăng mạnh, khi các MA ngắn hạn quay trở lên trên các MA dài hạn và sau đó các đường MA ngắn hạn dần dần nằm trên đường MA dài hạn, đây là một cơ hội cho các nhà giao dịch vào lệnh mua với xu hướng tăng đang được hình thành. Khái niệm này áp dụng tương tự cho xu hướng giảm.

Các nhà giao dịch nên sử dụng GMMA kết hợp với các chỉ báo kĩ thuật khác để tối đa hóa tỉ lệ thành công của mình. Ví dụ, các bạn có thể nhìn vào Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) để xác nhận xem một xu hướng đang trở nên mua hay bán quá nhiều và sẵn sàng cho một sự đảo ngược về giá hay xem xét các mẫu biểu đồ nến khác nhau để xác định các điểm gia nhập hoặc rời khỏi thị trường khác sau khi các đường MA trong chỉ báo GMMA cắt nhau.

Bài tiếp theo : Bollinger Bands là gì? Ý nghĩa & cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *