Giao dịch ngoại hối CFD

Giao dịch ngoại hối  CFD

CFD là một công cụ tài chính phái sinh rất phổ biến trên thị trường tài chính hiện nay. Bạn đã có thể nghe đến thuật ngữ này ở đâu đó, nhưng bạn chưa nắm rõ CFD là gì? Giao dịch CFD như thế nào? Ưu điểm khi giao dịch CFD?… Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 1 cách toàn diện và đẩy đủ nhất về CFD.

1. CFD là gì?

CFD là viết tắt của Contract For Difference, nghĩa là hợp đồng chênh lệch. Bạn có thể hiểu nôm na CFD là một bản hợp đồng giữa 2 bên (bên mua và bên bán) thoả thuận về biến động của một loại tài sàn nào đó.

Giữa người mua và người bán quy định rằng người mua phải trả cho người bán khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của tài sản và giá trị của nó tại thời điểm hợp đồng. CFD cho phép các nhà giao dịch và nhà đầu tư có cơ hội kiếm lợi nhuận từ sự biến động của giá mà không cần sở hữu các tài sản cơ bản.

Trong giao dịch chứng khoán truyền thống, bạn phải là cổ đông trước khi bạn có thể hưởng các quyền tăng hoặc giảm giá cổ phiếu. Tuy nhiên, trong giao dịch hợp đồng chênh lệch (CFD), bạn có thể được hưởng những quyền đó sau khi bạn đã thực hiện hợp đồng chênh lệch (CFD).

Khi bạn quyết định nắm giữ/mở vị thế bán một chứng khoán nhất định, có lãi hay bị lỗ của bạn là đến từ việc tăng hoặc giảm giá. Bạn không bao giờ cần và cũng sẽ không trở thành cổ đông. Đây là sự thuận tiện do giao dịch hợp đồng chênh lệch (CFD) mang lại: bạn có thể giao dịch các sản phẩm trong các loại tài sản khác nhau thông qua hợp đồng chênh lệch (CFD) mà không cần mở tài khoản cho từng loại tài sản.

Bạn chỉ đơn giản là dự đoán xem giá sẽ tăng hay giảm và bạn sẽ kiếm được lợi nhuận nếu dự đoán của bạn là đúng và ngược lại.

Khi lựa chọn giao dịch CFD, các nhà giao dịch (Trader) về cơ bản đang tham gia một hợp đồng với nhà môi giới (Broker hay thường gọi là sàn forex).

Tham khảo Ví dụ:

giao dich ngoai hoi cfd 2546 6

Nếu nghĩ rằng vàng sẽ tăng giá, hãy mua hợp đồng chênh lệch vàng. Từ đó, bạn có cơ hội kiếm lợi từ việc tăng giá, có nghĩa là “Mua vào”.

Ngược lại, nếu bạn nghĩ rằng giá vàng sẽ giảm thì bạn hãy bán hợp đồng chênh lệch vàng. Từ đó, bạn có cơ hội kiếm lợi từ việc giảm giá, nghĩa là “Bán khống”.

giao dich ngoai hoi cfd 2546 7

 

2. Giao dịch CFD với loại tài sản nào?

 

Bạn có thể giao dịch CFD với nhiều loại tài sản khác nhau như Forex, Cổ phiếu, Hàng hoá, Chỉ số chứng khoán, Tiền điện tử, …

Giao dịch CFD trên Forex

Forex là nhóm sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trong thị trường CFD. Các sản phẩm giao dịch là tỷ giá các cặp tiền tệ toàn cầu.

 

Ví dụ: EURUSD, GBPUSD, USDJPY, USDCHF, USDCAD, AUDUSD, NZDUSD …

Giao dịch CFD Cổ phiếu

Các cổ phiếu của các công ty hàng đầu thế giới như TSLA (Tesla), AAPL (Apple), FB (Facebook), GOOGL (Google), ZM (Zoom), AMZN (Amazon) …

Giao dịch CFD Hàng hóa & Kim loại quý

Vàng, Bạc, Platinum, Dầu thô WTI, Dầu Thô Brent…

Giao dịch CFD Chỉ số chứng khoán

Các chỉ số chứng khoán như US30 (Dow Jones), S&P500 , NAS100, DAX30, …

Giao dịch CFD Tiền điện tử

Hiện tại thì các Broker lớn như Exness, XM, FXPRO,…đều đã cho phép giao dịch CFD đối với 5 đồng tiền điện tử phổ biến bao gồm BTC, ETH, XRP, BCH, LTC.

 

3. Ưu điểm của giao dịch CFD

Giao dịch hợp đồng chênh lệch (CFD) có các ưu điểm nổi trội khiến nó trở lên rất hấp dẫn các nhà giao dịch tài chính:

Vì hợp đồng chênh lệch (CFD) không liên quan đến quyền sở hữu tài sản tài chính, giao dịch hợp đồng chênh lệch (CFD) đối với chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán không yêu cầu phải trả thuế trước bạ hoặc phí giao hàng đối với hợp đồng tương lai.

Hợp đồng chênh lệch (CFD) có thể được giao dịch theo cả hai hướng, tức là, bạn có thể mở vị thế mua hoặc bán hợp đồng chênh lệch (CFD). Lấy hợp đồng chênh lệch (CFD) chỉ số chứng khoán làm ví dụ. Vì chúng không liên quan đến quyền sở hữu, bạn có thể chọn bán hợp đồng chênh lệch (CFD) chỉ số chứng khoán mà không cần đi mượn chúng trước tiên như khi bán khống một cổ phiếu.

Bạn chỉ cần thực hiện hợp đồng với Broker. Bạn có thể xử lý giao dịch cho hầu hết tất cả các loại đầu tư, chẳng hạn như ngoại hối (FOREX), hợp đồng tương lai, và các chỉ số, thông qua một tài khoản trên sàn giao dịch forex, mà không phải mở các tài khoản khác nhau đối với các sản phẩm tài chính khác nhau.

Một lượng tiền nhỏ có thể được đa dạng hóa thành các sản phẩm tài chính khác nhau để giảm rủi ro do việc đầu tư tập trung quá mức.
Giao dịch CFD sử dụng đòn bẩy và bạn có thể tham gia vào các giao dịch lớn mà không cần đầu tư toàn bộ số tiền. Các Broker cung cấp cho khách hàng rất nhiều mức đòn bẩy từ 1:2, 1:50, 1:100, 1:500… hay thậm chí là 1:2000 như tại sàn Exness. Ví dụ, bạn chọn đòn bẩy 1:50, bạn chỉ cần số tiền là 200$ để mở giao dịch có trị giá 10.000$.

giao dich ngoai hoi cfd 2546 8

 

4. Rủi ro của giao dịch CFD

Rủi ro thường xuất phát từ nguồn sau:

Vì là giao dịch sử dụng đòn bẩy, nên bạn có thể sẽ mất tất cả số tiền gốc của bạn.
Bạn phải đảm bảo rằng bạn có đủ tiền trong tài khoản để đáp ứng yêu cầu ký quỹ của mình, hoặc phải đóng một số hoặc tất cả các vị thế của bạn khi vốn chủ sở hữu tài khoản của bạn giảm xuống dưới mức bảo trì. Bạn phải liên tục theo dõi tài khoản của mình và nạp tiền bổ sung hoặc đóng một số vị thế để đảm bảo rằng tài khoản luôn đáp ứng được các yêu cầu ký quỹ.

Những biến động của thị trường có thể tạo ra một khoảng cách về giá khi nổ ra một sự kiện khẩn cấp. Điều này sẽ tác động đến giá thực hiện của một giao dịch, đặc biệt là các lệnh dừng lỗ/chốt lời. Bạn có thể không thể dừng lỗ/ chốt lời cho các vị thế của mình ở mức giá dự kiến ​​khi thị trường biến động mạnh.

CFD giúp các Trader tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với thị trường truyền thống; tuy nhiên, họ sẽ phải trả phí spread/commission khi giao dịch. Điều này khiến việc kiếm các khoản lợi nhuận nhỏ trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, bạn sẽ chịu 1 khoản phí nữa là phí qua đêm SWAP.

Rủi ro từ góc độ sàn forex uy tín hay không. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ sàn môi giới trước khi mở tài khoản.

Kết luận

Giao dịch hợp đồng chênh lệch CFD chỉ phù hợp với những nhà đầu tư hiểu biết đầy đủ về các rủi ro thị trường và tốt nhất là có nhiều kinh nghiệm giao dịch. Các sản phẩm hợp đồng chênh lệch (CFD) là các khoản đầu tư có rủi ro cao, bạn phải tính đến rủi ro đầu tư của mình.

Bài tiếp theo : BÀI 4: Ba loại phân tích thị trường ngoại hối phổ biến nhất là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *