Phân tích các mô hình giá trên biểu đồ (Elliott)

Phân tích các mô hình giá trên biểu đồ (Elliott)

 

Trong giao dịch Forex nhắc rất nhiều đến mô hình sóng Elliott. Vậy mô hình sóng Elliott là gì mà đòi hỏi các nhà đầu tư phải biết về nó. Để giải đáp hết thắc mắc bài viết hôm nay Dautuviet Group sẽ giúp các bạn phân tích sâu các mô hình giá trên biểu đồ Elliott.
Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán, cổ phiếu | Vietstock

Mô hình sóng Elliott là gì? 

  • Trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm để có cái nhìn ban đầu về mô hình Elliott, Mô hình sóng Elliott được cấu thành trên nền tảng lý thuyết Dow Jones. Đây là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu và quan sát các mẫu hình sóng lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định đã hình thành nên nguyên lý cơ bản xây dựng nên mô hình sóng Elliott.
  • Xét về cấu tạo mô hình sóng Elliott, được cấu tạo từ 08 sóng bao gồm: 5 sóng đẩy cấp thấp và 3 sóng điều chỉnh cấp thấp. 
  • Dựa vào phân tích kỹ thuật này để xác định xu hướng chính của thị trường và những chuyển động hành vi giá.
phan tich cac mo hinh gia tren bieu do elliott 4321 5
Elliott – mô hình phổ biến trong giao dịch Forex
  • Một điểm mấu chốt trong việc sử dụng mô hình sóng Elliott, là các nhà đầu tư phải nắm chắc cho mình quy tắc đếm sóng. Để làm được điều này không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đòi hỏi các nhà đầu tư phải rèn luyện và tích lũy hằng ngày.
  • Tất nhiên để trở thành một nhà đầu tư Forex gạo cội và có một lý lịch khủng là không hề đơn giản. Họ cũng đã phải trải qua một quá trình rèn luyện và học hỏi không ngừng trong đó kiến thức về mô hình Elliott là một ví dụ. 

Mô hình 2 đỉnh (Double Top) và Mô hình 2 đáy (Double bottom)

  • Một trong số các mô hình giá nổi bật trên biểu đồ Elliott, chính là mô hình giá hai đỉnh hai đáy. Tại một số bài học trước chúng tôi cũng đã đề cập đến các kiến thức này. Để làm rõ hơn, một lần nữa chúng tôi sẽ nhắc lại một số kiến thức cơ bản về mô hình đặc biệt này. 
  • Mô hình hai đỉnh hai đáy được cấu tạo từ ba thành phần chính bao gồm xu hướng tăng hoặc giảm đã hình thành trước đó, hai đỉnh hoặc hai đáy đường neckline
  • Một dấu hiệu để phân biệt chính là về hình dạng của mô hình này. Với mô hình hai đỉnh sẽ có hình dạng giống chữ M và mô hình hai đáy có chữ W.

Mô hình Vai – Đầu – Vai nghịch đảo

Khi nhắc đến mô hình Vai – Đầu – Vai chúng ta sẽ nghĩ ngay đến cấu tạo đặc biệt của nó bao gồm:

  • Đầu: đây là bộ phận biểu hiện giá tăng trở lại sau khi đã hình thành đỉnh cao hơn trước.
  • Vai trái: bộ phận này biểu thị giá tăng của một đỉnh nhưng sau đó xu hướng lại giảm
  • Vai phải: bộ phận này biểu thị sự sụt giảm được tiếp diễn ngay say đó, chính điều này đã tạo nên đỉnh phải thấp hơn đầu
elliott wave
Muốn thành công mỗi nhà đầu tư cần nắm vững về những mô hình phân tích hiệu quả

Mô hình Nêm tăng và giảm

Mô hình nêm là dạng mô hình nén nên quá trình hình thành nêm cũng chính là quá trình tích luỹ trước khi phát nổ, nhưng nếu so với mô hình chữ nhật thì quá trình này sẽ có phần trúc trắc trục trặc, lên lên xuống xuống để tạo các đỉnh các đáy theo hướng thấp dần hoặc tăng dần chứ không phải là những dạng đỉnh đáy ngang ngang như mô hình chữ nhật.

phan tich cac mo hinh gia tren bieu do elliott 4321 7
Mô hình Nêm tăng và giảm

Diễn biến tâm lý mô hình cái nêm tăng

Mô hình cái nêm tăng về cơ bản giá khi phá vỡ cạnh nêm sẽ đều là xu hướng giảm, điều này cho thấy mặc dù được cấu tạo bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ dốc lên trên, nhưng do giá dần co cụm về cuối của cạnh nêm nêm các đỉnh tạo ra trong mô hình nêm tăng đều theo dạng đỉnh thấp hơn đồng nghĩa phe mua thực sự đã yếu thế không đủ nhiệt để đẩy giá lên nhằm tạo ra đỉnh cao hơn và đáy cao hơn.

Diễn biến tâm lý mô hình cái nêm giảm

  • Tương tự như nêm tăng, với nêm giảm sẽ được cấu tạo bởi 2 đường xu hướng dốc xuống phía dưới. Thay vì giá có thể tiếp diễn theo xu hướng ban đầu thì giá bị nhốt bởi 2 đường này cho thấy các nhà đầu tư có vẻ đã mệt: 1 là đang cảm thấy phân vân, 2 là đứng ngoài quan sát và khi đường sóng hay xoắn ốc tạo ra trong nêm càng ngày càng thu hẹp dần, cũng là lúc mà đáy liên tiếp được tạo ra theo dạng đáy cao hơn.
  • Khi giao dịch, cần xem xét theo dõi từng sóng trong cấu trúc giá chung.
  • Ví dụ, sau khi một mô hình năm sóng tăng hoàn thành, 3 sóng giảm lớn hơn thường xuất hiện sau đó. Theo dõi hướng của sóng xung sẽ báo hiệu xu hướng thay đổi tiềm năng và tín hiệu đó mạnh hơn nếu được kết hợp bởi mô hình 5 sóng đẩy hoặc kết thúc 3 sóng điều chỉnh.
  • Với lý thuyết sóng Elliott, ta có thể thực hiện giao dịch theo hướng sóng đẩy, và tìm kiếm cơ hội vào lệnh trong các sóng điều chỉnh.
  • Các sóng điều chỉnh có thể không chính xác ở các mức phần trăm nêu trêu, do đó, các nhà giao dịch cần nhạy bén cảm nhận thị trường để giao dịch chính xác. Chúc các nhà giao dịch của chúng ta sớm thành công hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *