Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4

Sự mất cân bằng (Imbalance) và khoảng trống thanh khoản (Fair Value Gap)

Ở phần trước chúng ta đã hiểu về cách nhận biết những vùng thanh khoản nơi mà Smart Money tập trung giao dịch ở đó. Trong phần nội dung tiếp theo của phương pháp Smart Money Concepts – Phần 4 này, tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu về những vùng mất cân bằng thanh khoản.

>>Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 3

1. Sự hiệu quả và không hiệu quả (Efficiency and Inefficiency)

Như chúng ta đã biết trước đó, BFI (các tổ chức tài chính) đặt các khối lệnh nhỏ để di chuyển thị trường theo hướng mà họ mong muốn. Nhưng đôi khi những dãy lệnh này nhỏ trong khi thị trường di chuyển thì tạo ra nhiều khối lệnh và khai thác chúng gần như ngay lập tức sau đó, tạo đủ hoặc tương đương các cơ hội mua bán trên thị trường và chúng ta gọi đó là thị trường hiệu quả (Efficient Market).

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Vùng hiệu quả (Efficiency ) và không hiệu quả (Inefficiency) của Smart Money Concepts

Đôi khi các khối lệnh lớn được đặt và di chuyển thị trường theo một hướng, tạo ra sự mất cân bằng trong cung cầu, và điều này ta gọi đó là không hiệu quả (Inefficiency). Đây là những vùng giá cho thấy có nhiều người mua hơn người bán hoặc ngược lại. Và đôi khi thị trường có thể sẽ lấp đầy những khu vực kém hiệu quả này ngay sau đó.

2. Vùng mất cân bằng (Imbalance)

Chính là một dạng kém hiệu quả được hình thành khi có lượng người mua và người bán mất cần bằng, khiến thị trường di chuyển nhanh chóng theo một hướng. Vì những khu vực này có sự mua bán không cân bằng, giá quay trở lại để tạo ra thêm các cơ hội mua bán khác để đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Vùng mất cân bằng (Imbalance)

Như hình bên trên thể hiện sự mất cân bằng cung cầu của vùng giá không hiệu quả.

3. Mitigation (Vùng khai thác)

Khi BFI tạo ra một phạm vi nơi có cơ hội mua bán ngang nhau trên thị trường, và điều này được dùng để tạo nên tính thanh khoản cho cả 2 bên. Trước khi thị trường phá vỡ khỏi phạm vi và di chuyển về một hướng chúng ta sẽ thấy một chuỗi đơn hàng cuối cùng thường được đặt theo hướng ngược lại với hướng mà giá thoát ra khỏi phạm vi đi ngang.

Ví dụ như hình bên trái chúng ta có thể thấy một loạt các đơn hàng được bán ra liên tục, xếp chồng lên nhau trước khi một đợt tăng giá mạnh xuất hiện:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Mitigation (Vùng khai thác)

Các hình chữ nhật màu hồng nhạt thể hiện những đơn hàng bán ra đẩy giá xuống thấp hơn để có được những vùng giá Discount cho BFI mua vào. Và ô vuông màu xanh thể hiện một lệnh mua lớn được thực hiện ở vùng Discount Price.

Tương tự ngược lại với những động thái bán ra của BFI tại vùng Premium Price: Như bạn có thể thấy, sau khi một lệnh mua hoặc bán lớn được đặt. Thì sẽ có một loạt lệnh nhỏ được hình thành trước đó. Và quá trình đưa giá trở lại những vùng trước khi thị trường tăng hoặc giảm mạnh để đóng những lệnh trước đó thì ta gọi đó là Mitigation. Và một đợt giá tăng hoặc giảm mạnh khác sẽ được đặt tại đó để tiếp tục đưa giá theo hướng mà họ muốn.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Ví dụ về Mitigation (Vùng khai thác)

Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi vì chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật này để xem BFI đặt các đơn hàng của họ ở đâu và lần theo dấu vết của họ. Như vậy chúng ta sẽ biết được vùng giá tiếp theo mà họ sẽ khai thác hay (mitigate) ở đâu để lên chiến lược giao dịch.

4. Fair Value Gap (khoảng trống thanh khoản)

Fair Value Gap (FVG) là một phạm vi mà giá phân phối thanh khoản về một phía của thị trường, và nó thường được xác nhận bằng khoảng trống thanh khoản ở khung thời gian thấp hơn trong cùng một phạm vi giá.

Như hình bên dưới các bạn có thể thấy đó chính là FVG của chúng ta:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Fair Value Gap (FVG)

Những vùng có sự xuất hiện FVG là những vùng mất cân bằng cung cầu nên chúng ta có thể hiểu chúng như những vùng mất cân bằng Imbalance. Thường thì giá sẽ quay trở lại và lấp đầy những khoảng trống giá trị hợp lý này, như hình bên dưới:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Thị trường quay lại lắp đầy vùng FVG

Ta thấy FVG được đánh dấu chính là FVG của biểu đồ trên. Và giá sau đó đã quay trở lại lấp đầy khoảng trống thanh khoản này.

Đó là lý do vì sao mà chúng ta thường tìm những cơ hội giao dịch với các vùng FVG là vậy.

4.1. Neutralizing Open Float (Vô hiệu hóa giá những giao dịch có sẵn)

Open Float là những giao dịch đang tồn tại hay có trên thị trường. Nếu bạn nhìn thấy một đỉnh với một đợt giảm mạnh theo sau bởi một vùng giá tích lũy ở phiên Á thì hãy đánh dấu đỉnh đó và dự đoán phạm vi cao nhất của vùng giá tích lũy phiên và đỉnh trước đó tới vùng giá tích lũy cùa phiên Á sẽ bị phá vỡ trước khi bạn bán.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Vùng Open Float với lệnh Bán

Và ngược lại, khi xuất hiện một đáy với một đợt tăng mạnh theo sau bởi một vùng giá tích lũy ở phiên Á thì vùng giá từ đáy trước đó đến giá thấp nhất của vùng giá tích lũy sẽ có khả năng bị phá vỡ. Lúc này nhà tạo lập thị trường (Market Maker) sẽ lấy thanh khoản bằng cách tạo Liquidity ở vùng giá Open Float này. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Vùng Open Float với lệnh Mua

4.2. Neutralizing Pending Stops (Vô hiệu hóa những lệnh chờ dừng lỗ)

Đây có thể nói là động thái tìm kiếm và tiêu diệt. Những động thái tăng hoặc giảm giá lên xuống sẽ lấy đi thanh khoản của cả đỉnh và đáy, và điều này sẽ khiến cho bạn có có được lợi nhuận trong ngày giao dịch.

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Vô hiệu hóa những lệnh chờ dừng lỗ biểu đồ Vàng khung thời gian 15 phút

Bạn sẽ thấy những động thái này thường xuất hiện vào trong tuần đầu tiên của tháng (tin NFP). Và những động thái này sẽ kết thúc ở giữa vùng giá tích lũy. Các bạn nhìn hình bên dưới có thể hình dung rõ hơn:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Tin Non Farm

Neutralizing Open Float và Neutralizing Pending Stops giúp bạn đễ hình dung hơn về cách giá di chuyển và nơi và Market Maker xuất hiện để lấy thanh khoản đi để phục vụ cho mục đích chính của họ.

4.3. Engineering Liquidity (Vùng thanh khoản kỹ thuật)

Đây là những những động thái giả sau khi vùng giá tích lũy phiên Á mà nó sẽ xác nhận giao dịch đối với xu hướng chung của thị trường. Động thái này sẽ dừng ở phiên Âu hoặc phiên Mỹ trước khi nó đi theo hướng dự định.

Để tránh được các cú phá vỡ giả từ phạm vi của phiên Á thì hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ hướng đi của giá trong mỗi khung thời gian và khối OB. Mỗi khi bạn nhìn thấy 2 đỉnh hoặc 2 đáy thì bạn phải hiểu rằng dừng lỗ sẽ nằm ở phía trên hoặc phía dưới đó. Và Market Maker sẽ lấy đi những lệnh dừng lỗ này trước khi tiếp tục hướng đi dự định của họ.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Phương pháp SMC (Smart Money Concepts) – Phần 4
Engineering Liquidity

Như hình trên bạn có thể thấy được giá tạo một động thái giảm giả lên khỏi vùng giá đi ngang phiên Á và động thái này để xác nhận hướng đi chung của thị trường sau phiên Á là giảm (Downtrend). Nhưng sau đó giá về lại và lấy đi thanh khoản khối OB  trước đó của phiên Á và sau đó thì giá mới thực sự giảm mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *