Thiết lập Stop Loss với biến động giá như thế nào?

Thiết lập Stop Loss với biến động giá như thế nào?

Là một nhà giao dịch nhập môn chắc hẳn bạn đang tìm cho mình các phương pháp giúp hạn chế rủi ro cũng như thua lỗ giao dịch. Vì hầu hết một trong các bạn sẽ gặp trường hợp cháy tài khoản chỉ trong thời gian ngắn. Trong đó, có một lý do thường mắc phải nhất chính là không biết cách thiết lập Stop Loss với biến động giá như thế nào?

Về bản chất, Stop Loss sẽ giúp cho nhà giao dịch bảo vệ tài khoản của mình trước những thua lỗ vì biến động giá đột ngột. Đồng thời, chúng sẽ cực hữu ích đối với những nhà đầu tư không có nhiều thời gian ngồi trực tiếp để theo dõi diễn biến thị trường. Ngoài ra, thiết lập Stop Loss cũng giúp bạn tránh được tổn thất nặng nề từ các biến động nhanh, mạnh và bất ngờ trở tay không kịp.

Tuy nhiên có không ít nhà giao dịch bỏ qua vấn đề này hoặc họ có sử dụng Stop Loss nhưng không đúng phương pháp. Do vậy, bài viết này Dautuviet sẽ cùng bạn nghiên cứu về cách thiết lập Stop Loss với biến động giá như thế nào là đúng nhất.

Thiết lập Stop Loss với biến động giá như thế nào?
Thiết lập Stop Loss với biến động giá như thế nào?

Tại sao cần thiết lập Stop Loss với biến động giá?

Đặc điểm của thị trường Forex chính là luôn chuyển động một cách nhanh và mạnh mẽ, từ đó chúng sẽ mang đến nhiều lợi nhuận cũng như thách thức cho nhà đầu tư. Không có nhà giao dịch nào, kể cả trader chuyên nghiệp dự đoán đúng chính xác hoàn toàn những gì sẽ diễn ra tiếp theo trong ngoại hối. Vậy nên các trader cần phải thiết lập Stop Loss với biến động giá như một “tấm khiên” phòng hộ, bảo vệ tài khoản của mình được an toàn. Hay nói cách khác, thiết lập Stop Loss với biến động giá là phương án giúp cho nhà giao dịch hạn chế sự mất mát tiền khi thị trường di chuyển ngược chiều kỳ vọng.

Việc dự đoán được xu hướng thị trường sẽ giúp cho nhà giao dịch thiết lập Stop Loss chính xác hơn. Đồng thời, nhà giao dịch cũng tránh được việc thoát lệnh sớm khi biến động giá quá đột ngột và khó lường.

Ví dụ như, bạn là một nhà giao dịch mới và theo phong cách Swing. Bạn đã nghiên cứu cặp tiền tệ EUR/USD di chuyển khoảng 100 pips mỗi ngày trong suốt một tháng qua. Do đó, nếu nhà giao dịch thiết lập Stop Loss với biến động giá ở điểm dừng 20 pips có thể sẽ làm bạn dừng “cuộc chơi” quá sớm. Trong khi đó, biến động giá vẫn chưa đi hết con đường của nó. 

Để có thêm nhiều cơ hội giao dịch, các trader cần phải biết các mức biến động giá trung bình và dựa vào đó để thiết lập Stop Loss.

Tại sao cần thiết lập Stop Loss với biến động giá?
Tại sao cần thiết lập Stop Loss với biến động giá?

Thiết lập Stop Loss với biến động giá như thế nào?

Thiết lập điểm dừng không thể nào đặt bừa bãi và thiếu tính logic. Chẳng may thị trường đảo chiều và nhanh chóng quay lại xu hướng trước đó. Nhưng lệnh Stop Loss của bạn đã đặt quá gần và dẫn đến lệnh giao dịch bị cắt. Lúc này đây, các nhà giao dịch sẽ mất đi cơ hội kiếm lời tốt dù đã nhận được chính xác xu hướng thị trường. Do đó, các nhà giao dịch hãy xem xét và cân nhắc kỹ trước những quyết định thiết lập Stop Loss với biến động giá. 

Nhằm giúp nhà giao dịch có thể thực hiện bài toán thiết lập Stop Loss đạt điểm 10 giao dịch thì Dautuviet sẽ đưa ra hai phương pháp cụ thể sau. Bạn đừng bỏ qua nhé!

Phương pháp Dải Bollinger

Nếu bạn muốn đo lường biến động thị trường thì Dautuviet sẽ gợi ý bạn sử dụng Dải bollinger. Điều này sẽ thực sự phát huy tính năng khi nhà giao dịch thực hiện trading với range. Các trader chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản là đặt điểm dừng của bạn vượt ra ngoài các dải bollinger.

Các trader có thể quan sát ảnh bên dưới đây, nếu biến động giá chạm đến điểm này thì tức nghĩa xu hướng đang có đà tăng trưởng. Thậm chí có khả năng lớn sẽ xuất hiện đột phá giá và cơ hội của các nhà giao dịch đã đến rồi đây.

Phương pháp Dải Bollinger
Phương pháp Dải Bollinger

Phương pháp biên độ trung bình thực (ATR)

Nếu các nhà giao dịch không muốn sử dụng dải bollinger thì có thể chọn phương pháp biên độ trung bình thực ATR. Đây là một trong những chỉ báo phổ biến và xuất hiện đại chúng trên những nền tảng biểu đồ giá. Nếu bạn chưa biết gì về ATR thì có thể tham khảo thêm các bài viết tại Dautuviet nhé!

Đồng thời các nhà giao dịch cần lưu ý rằng ATR sẽ yêu cầu bạn xác định chu kỳ thời gian hay số lượng nến hoặc thời gian nhìn lại để tính biên độ trung bình. Chẳng hạn như bạn đang thực hiện trading theo biểu đồ hàng ngày và nhập chu kỳ mức 50. Ngay tức khắc ATR sẽ nhận nhiệm vụ và thực hiện tính toán biên độ trung bình thực của cặp tiền tệ trong 50 ngày vừa qua.

Tương tự với các khung thời gian khác, nhà giao dịch có thể nhập vào hàng giờ. Cụ thể là thông số 20, ATR sẽ xác định cài đặt và tính toán biên động giao động trung bình trong 20 giờ trước giúp bạn.

Phương pháp biên độ trung bình thực (ATR)
Phương pháp biên độ trung bình thực (ATR)

Với đặc tính này, các nhà giao dịch có thể vận dụng biên độ trung bình thực ATR để thiết lập Stop Loss với biến động giá. Vấn của nhà giao dịch nằm ở chỗ bạn phải đủ linh hoạt trước những biến động linh hoạt. Đồng thời bạn phải tính toán trước xu hướng giá để phòng trường hợp chúng không di chuyển theo kỳ vọng của bạn. 

Kết luận

Thiết lập Stop Loss với biến động giá là một phương án thông minh giúp cho nhà giao dịch tránh được các rủi ro không đáng có. Nhưng lưu ý, sự chủ quan và liều lĩnh cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cháy tài khoản một cách nhanh chóng. Điều cần thiết nhất là nhà giao dịch hãy luôn suy xét đến cách thiết lập Stop Loss với biến động giá. Vì nó chính là một giải pháp phòng hộ hiệu quả cho nguồn vốn của nhà đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *