4 cảm xúc sẽ “hạ sát” tài khoản giao dịch của bạn

4 cảm xúc sẽ “hạ sát” tài khoản giao dịch của bạn

 

Bạn đã biết về 4 cảm xúc sẽ cản trở bạn trên con đường trading chưa? Hãy tìm hiểu cùng Dautuviet nhé!

 

Bạn đã từng nghe nói về “Tứ kỵ sĩ khải huyền” chưa? Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho bạn về “Tứ kỵ sĩ” trong việc trading và cách để đánh bại chúng nhé! Chúng là bốn cảm xúc ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của hầu hết các traders trong bất kỳ thị trường nào, đó là: Tham lam, sợ hãi, hy vọng và hối tiếc.

Và nếu bạn không hiểu được và kiểm soát được những cảm xúc này thì chúng sẽ giết chết tài khoản giao dịch của bạn đấy!

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách mà “Tứ kỵ sĩ” hoạt động để ảnh hưởng đến các quyết định của bạn trên thị trường và cách kiểm soát chúng thay vì bị chúng kiểm soát nhé!

Hãy cùng học cách kiểm soát "Tứ kỵ sĩ khải huyền" cùng Vnrebates nhé!
Hãy cùng học cách kiểm soát “Tứ kỵ sĩ khải huyền” cùng Dautuviet nhé!

 

1. Sự tham lam

Tham lam là một cảm xúc phổ biến mà tất cả chúng ta đều biết, đó là sự ham muốn quá mức đối với tiền bạc và của cải (hoặc những thứ khác). Trong trading thì nó có nghĩa là khi traders mong muốn được giàu nhanh hoặc có một khoản tiền lời cực lớn chỉ trong một giao dịch.

Vào lệnh nhiều tiền hơn số tiền bạn nên vào khi trading có lẽ là minh chứng rõ ràng cho việc lòng tham có ảnh hưởng tiêu cực đến các traders. Bạn cần xác định một số tiền mà bạn cảm thấy thoải mái khi mất cho mỗi giao dịch, và không bao giờ vào lệnh vượt quá số tiền đó. Nếu bạn vào lệnh quá nhiều tiền trên một giao dịch, thì chỉ một lệnh thua sẽ khiến số vốn của bạn bị thiệt hại nghiêm trọng rồi.

Khi các traders trở nên tham lam, có thể họ sẽ chưa nhận thức được điều đó ngay đâu. Biểu hiện thường thấy của điều này đó là khi bạn nhìn thấy lợi nhuận đang có trên một giao dịch, và suy nghĩ về số tiền bạn sẽ kiếm được khi Take Profit ngay bây giờ và số tiền bạn có thể kiếm được nếu tiếp tục để giao dịch đó mở.

Suy nghĩ này cực kì nguy hiểm. Lợi nhuận đang hiển thị chỉ là “ảo” và nó chưa thuộc quyền sở hữu của bạn cho đến khi vị thế của bạn được đóng. Khi bạn chưa Take Profit thì lợi nhuận trên vị thế của bạn chỉ là “tiềm năng” mà thôi. Các traders thường lầm tưởng rằng những lợi nhuận “tiềm năng” đó đã là tiền của mình rồi.

Vì sự lầm tưởng này nên các traders thường rời điểm Take Profit của mình ra xa hơn khi giá hit target đã đề ra, điều này thường dẫn đến lợi nhuận cuối cùng sẽ nhỏ hơn nhiều so với lợi nhuận mà đáng lẽ họ nên có, hoặc thậm chí sẽ chẳng có lợi nhuận gì cả. Tham thì thâm mà!

Tham lam là một thứ rất đáng sợ đó!
Tham lam là một “kỵ sĩ” rất đáng sợ đó!

Nếu bạn có một mục tiêu lợi nhuận từ trước, ví dụ như tỷ lệ Risk:Reward là 1:2 hoặc 1:3, nhưng khi giá gần đạt đến mục tiêu đó thì bạn lại dời điểm Take Profit ra xa hơn vì bạn “nghĩ rằng” giá sẽ tiếp tục đi theo chiều bạn muốn.

Đó chính là lòng tham, và nó hầu như sẽ luôn khiến bạn kiếm được ít lợi nhuận hơn số mà bạn có thể kiếm được. Có vẻ khó để đóng một giao dịch khi nó “có vẻ tốt” và sẽ còn tiếp tục tăng, nhưng thật ra đó chính là thời điểm bạn nên đóng lệnh.

Nhiều traders giữ lệnh quá lâu, di chuyển điểm Take Profit của họ ra xa hơn và có một mục tiêu lợi nhuận lớn đến mức vô lý. Tất cả những điều này là kết quả của lòng tham và tất cả chúng sẽ dẫn đến việc bạn kiếm được ít tiền hơn.

Lòng tham có thể giúp bạn tích lũy tiền trong một số lĩnh vực của cuộc sống, chẳng hạn như nếu bạn là người thích tiết kiệm, không thích tiêu nhiều tiền,…Điều này sẽ giúp bạn tăng số dư trong tài khoản ngân hàng của mình. Tuy nhiên, lòng tham trên thị trường Forex hoặc trong bất kỳ thị trường đầu tư/giao dịch nào khác thì đều sẽ gây bất lợi cho bạn, và bạn cần phải kiểm soát được lòng tham của bản thân nếu muốn thành công trên thị trường này.

 

2. Sự sợ hãi

Sự sợ hãi là cảm xúc vừa tốt mà cũng vừa xấu trong trading, chứ không giống như sự tham lam thứ mà về cơ bản luôn có hại đối với một trader. Sợ hãi là một cảm xúc cực kỳ mạnh mẽ, có lẽ là mạnh mẽ nhất trong tất cả những cảm xúc mà con người từng trải qua. Nỗi sợ hãi về cái chết và những hậu quả khác khiến hầu hết chúng ta sẽ không làm những điều ngu ngốc như lái xe khi say rượu hoặc cố gắng đánh nhau với một con cá sấu.

Về cơ bản thì sự sợ hãi là một phản ứng sinh tồn, và nó có thể giúp ích nếu bạn là một người cổ đại đang cố gắng chạy thoát khỏi một con hổ răng kiếm (Saber-toothed tiger). Tuy nhiên, trong thị trường tài chính ngày nay thì nỗi sợ hãi có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho các traders…

Trước hết, nỗi sợ mất tiền có thể vừa là điều tốt mà cũng vừa là điều xấu, bạn cần phải cân bằng cảm xúc này lại và đừng trở nên quá sợ sệt. Nỗi lo bị cháy tài khoản sẽ khiến bạn đặt Stop Loss cho tất cả các giao dịch của mình, do đó, về mặt này thì nỗi sợ hãi là tốt cho các traders.

Tuy nhiên, nỗi sợ hãi cũng có thể gây bất lợi chúng ta bằng cách khiến chúng ta không vào lệnh khi thấy một Entry (Điểm vào) đẹp chỉ vì chúng ta “sợ” mất tiền, đặc biệt là khi chúng ta vừa trải qua một loạt các giao dịch thua lỗ.

Một lý do chính khác khiến các traders trở nên sợ vào lệnh là vì họ đã vào lệnh quá nhiều tiền cho các giao dịch trước đó và vừa thua lỗ nhiều tiền hơn mức họ có thể chấp nhận. Do đó, có hai điểm chính cần lưu ý để giúp bạn hạn chế tác động tiêu cực của nỗi sợ hãi như sau:

  • Giao dịch cuối cùng của bạn không được ảnh hưởng đến giao dịch tiếp theo của bạn. Nếu bạn đang tuân theo một chiến lược giao dịch của riêng mình thì bạn sẽ có những lệnh thắng và thua được phân phối ngẫu nhiên. Vì vậy, bạn không nên để kết quả của những giao dịch trước đó (dù tốt hay xấu) ảnh hưởng đến quyết định giao dịch tiếp theo của mình.
  • Bạn nên có một số tiền mà bạn cảm thấy thoải mái kể cả khi mất nó trên thị trường. Nếu bạn đang mạo hiểm quá nhiều tiền và bị cháy tài khoản một vài lần thì bạn sẽ nhanh chóng sợ hãi trước thị trường.

Bạn cần phải học cách để kiểm soát nỗi sợ hãi của bản thân trên thị trường. Đôi khi bạn nên sợ một chút, bởi vì bạn có thể sẽ mất tất cả tiền của bạn nếu bạn để thị trường lấy nó. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thức được điều này và hành động một cách phù hợp, ví dụ như quản lý vốn hợp lý và tuân theo chiến lược giao dịch của mình, thì bạn có thể cân bằng được nỗi sợ hãi của mình và không để nó làm ảnh hưởng đến việc trading của bạn.

Hãy kiểm soát được nỗi sợ của chính mình bạn nhé!
Hãy kiểm soát được nỗi sợ của chính mình bạn nhé!

Ngoài ra, việc nghe tin tức và các báo cáo tài chính (phân tích cơ bản) có thể gây ra nỗi sợ hãi cho các traders. Tin tức có thể khiến các traders hợp lý hóa lý do tại sao họ nên đóng lệnh hoặc vào lệnh, mặc kệ hành động giá đang diễn biến thế nào.

Điều này cực kì sai lầm. Tất cả những gì thực sự quan trọng và bất kỳ điều gì có thể ảnh hưởng đến thị trường đều sẽ được phản ánh trong hành động giá, vì vậy việc theo dõi các bản tin và phân tích chúng thực sự là một việc lãng phí thời gian và có thể dễ dàng khiến bạn trở nên sợ hãi một cách vô cớ.

 

3. Sự hy vọng

Hy vọng là thứ cực kì nguy hiểm đối với các traders. Điều này khá khó hiểu đúng không, bởi vì “hy vọng” thường được coi là một điều tốt trong hầu hết các trường hợp, nhưng không phải là trong trading.

Về cơ bản thì hy vọng là sự kỳ vọng rằng điều gì đó sẽ xảy ra. Khi các traders vào lệnh với một “niềm hy vọng”, họ thường “hy vọng bản thân” sẽ kiếm được tiền. Hy vọng có thể khiến các traders dời Stop Loss của họ ra xa hơn hoặc thậm chí là không cài Stop Loss vì họ nghĩ rằng thị trường sẽ quay đầu theo chiều hướng có lợi cho họ, và họ sẽ không bị thua lỗ trong giao dịch đó.

Hy vọng cũng tương đồng với lòng tham khi các traders hy vọng vào một khoản lợi nhuận lớn đến mức không thực tế và dời điểm Take Profit ra xa hơn. Điều này thường kết thúc với việc traders chỉ thu được một khoản lợi nhuận rất nhỏ bởi vì họ không bao giờ Take Profit khi nó đang cần được “take”, họ “hy vọng” giá sẽ tiếp tục đi xa hơn.

Entry là gì? Take Profit và Stop Loss là gì? Cách đặt lệnh trong giao dịch Crypto - GFI Blockchain
Hãy Take Profit đúng lúc nhé!

Việc hy vọng rằng vào lệnh nào là thắng lệnh đó là điều ngu ngốc. Khi một trader “hy vọng” giao dịch họ vào lệnh sẽ thắng thì điều này sẽ khiến họ có rất nhiều cảm xúc với giao dịch đó, bởi vì khi bạn mong đợi điều gì đó xảy ra mà nó lại không xảy ra, thì điều đó thường sẽ khiến bạn buồn và tức giận.

Bạn cần phải có một cái nhìn thực tế về việc trading và phải hiểu rằng dù bạn có một chiến lược giao dịch cực kì hiệu quả đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi việc có những lệnh thua. Lịch sử giao dịch của bạn sẽ gồm những lệnh thắng và lệnh thua, và nếu bạn quản lý vốn đúng cách và không vào lệnh quá nhiều thì bạn sẽ thấy được “lợi thế” mà một chiến lược giao dịch tốt sẽ mang lại cho bạn.

Do đó, sẽ thực tế hơn nếu bạn “hy vọng” vào một năm giao dịch có lãi khi bạn tuân theo chiến lược và thực hiện kỷ luật việc quản lý vốn của mình, thay vì “hy vọng” rằng mọi giao dịch đều sẽ thắng, bởi vì khi đó bạn đang hy vọng một điều rất không thực tế.

 

4. Sự hối tiếc

Hối tiếc là cảm giác mà các traders thường cảm thấy sau một giao dịch thua lỗ hoặc một cơ hội giao dịch tối bị bỏ lỡ hoặc có thể là sau khi không kiếm được nhiều tiền như họ mong đợi trong một giao dịch. Sự hối hận rất nguy hiểm và nó có thể sẽ từ từ phá hủy tài khoản giao dịch của bạn.

Từ những email mình đọc hàng ngày, mình biết rằng nhiều traders thường quá bận tậm về những giao dịch trong quá khứ. Điều bạn cần phải hiểu bạn không thể thay đổi những gì đã xảy ra trong những giao dịch trước đó của mình, tất cả những gì bạn có thể làm là đánh giá những gì đã xảy ra và cố gắng loại bỏ những sai lầm trong giao dịch tiếp theo.

Điều quan trọng là bạn cần phải tập trung vào thị trường của hiện tại hơn là quá khứ, bởi vì thị trường luôn tiếp diễn nó không quan tâm rằng bạn đã kiếm được hay thua lỗ bao nhiêu trong những giao dịch trước đó của bạn.

4 cảm xúc sẽ giết chết tài khoản giao dịch của bạn
Đừng tiếp tục hối tiếc các giao dịch trong quá khứ nữa, hãy hướng đến hiện tại và tương lai bạn nhé!

Sự hối tiếc cũng khiến các traders vào lệnh liên tục, thậm chí vào lệnh mà chẳng có cơ sở gì cả. Điều này sẽ khiến việc có được lợi nhuận trở nên khó hơn rất nhiều, việc vào lệnh liên tục không phải là cách một trader có kỹ năng và sự kiên nhẫn làm.

Thay vì hối tiếc vì đã bỏ lỡ một Entry đẹp, một trader chuyên nghiệp sẽ chỉ cần giữ bình tĩnh và quan sát thị trường, chờ một Entry đẹp khác xuất hiện.

 

5. Kết luận: Làm thế nào để đánh bại “Tứ kỵ sĩ”

Vì chúng ta là con người, nên tất cả chúng ta đều rất dễ để cảm xúc ảnh hưởng đến việc trading. Để có thể kiếm soát được chúng thì bước đầu tiên là phải hiểu về chúng và những ảnh hưởng của chúng. Bước tiếp theo là nắm bắt được thời điểm mà bạn đang tham lam, sợ hãi, hy vọng hay hối hận, và sau đó là loại bỏ chúng ra khỏi việc trading.

Để giải quyết những cảm xúc này thì bạn cần sự nỗ lực và kiên nhẫn. Không có “bữa trưa miễn phí” nào trong trading cả và việc không biết về thực tế này có lẽ là lý do tại sao rất nhiều người thất bại trong trading.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *