Mô hình tam giác là mô hình xuất hiện trên biểu đồ giá với tần suất khá cao và tỉ lệ chính xác cao. Được nhiều trader sử dụng làm phương pháp giao dịch chính. Bên cạnh đó, điểm hạn chế của mô hình này là nếu bạn sử dụng chưa quen sẽ dễ nhầm lẫn với các mô hình khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mô hình tam giác với các nội dung sau:
- Mô hình tam giác là gì?
- Các loại Mô hình tam giác
- Ý nghĩa Mô hình tam giác
- Cách xác định và vẽ Mô hình tam giác
- 3 bước giao dịch với Mô hình tam giác
- Lưu ý khi giao dịch với Mô hình tam giác
Mô hình tam giác là gì?
Mô hình tam giác (triangle pattern) là mô hình giá thường xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm, báo hiệu sự tạm dừng xu hướng hiện tại. Sau đó, giá sẽ có xu hướng di chuyển trong phạm vi hẹp và hội tu lại một điểm trước khi phá vỡ vô hình tam giác.
Mô hình tam giác được hình thành từ 2 đường xu hướng: một đường dốc lên và một đường dốc xuống (tam giác đối xứng) hoặc một trong hai đường xu hướng có thể nằm ngang. Ở giai đoạn này cả phe mua và phe bán đang “tạm nghỉ” sau thời gian dài. Khi di chuyển đến gần cuối mô hình, độ nén càng mạnh. Khi đó giá sẽ break một trong hai cạnh của tam giác và di chuyển theo hướng đó.
Phân loại và ý nghĩa Mô hình tam giác
Mô hình tam giác có 3 loại:
- Mô hình tam giác đối xứng
- Mô hình tam giác tăng
- Mô hình tam giác giảm
Mô hình tam giác đối xứng
Mô hình tam giác đối xứng là mô hình sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm, bao gồm một đường xu hướng tăng đóng vai trò là đường hỗ trợ và một đường xu hướng giảm đóng vai trò là đường kháng cự. Giá sẽ di chuyển trong 2 đường này và hội tụ tại một điểm. Khi lực nén đủ mạnh, giá phá đường nào sẽ di chuyển theo xu hướng của đường đó.
Với tam giác đối xứng bạn cần lưu ý đây không phải là mô hình dự báo trước được xu hướng mà bạn cần theo dõi chặt chẽ thời điểm giá break mô hình để chắc chắn nên giao dịch theo hướng nào.
Ý nghĩa
Vì mô hình tam giác đối xứng không dự đoán được xu hướng tiếp theo, cũng như không thể hiện phe nào đang chiếm ưu thế. Nên mô hình này thể hiện tâm lý chờ đợi phản công để chiếm ưu thế của cả phe mua và phe bán.
Do đây là mô hình trung tính nên các nhà phân tích không thể dự đoán trước được xu hướng tiếp theo. Tuy nhiên, phần lớn mô hình này sẽ thể hiện sự tiếp diễn xu hướng – giá sẽ đi theo xu hướng trước đó.
Mô hình tam giác tăng
Mô hình tam giác tăng báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng tăng nên thường xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh. Khi đó, giá sẽ có dấu hiệu tam nghỉ khi không tạo đỉnh mới nữa mà di chuyển trong một đường nằm ngang – kháng cự và một đường xu hướng dốc lên – hỗ trợ.
Khi giá di chuyển đến cuối mô hình sẽ có khối lượng giao dịch lớn dần. Sau đó sẽ phá đường kháng cự để tiếp tục tăng theo xu hướng chính.
Ý nghĩa
Mô hình tam giác tăng thường xuất hiện sau một xu hướng tăng cho thấy phe bán đang yếu dần phe mua chiếm ưu thế hơn. Điều này được thể hiện qua các đáy được đẩy lên cao để gây áp lực phá vỡ kháng cự trên. Đây là thời điểm các nhà phân tích dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng mạnh và đặt lệnh Buy Stop trên đường kháng cự một chút.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp giá không thể phá kháng cự trên và giảm ngược lại – phá cạnh dưới. Khi đó nó không còn là mô hình tam giác.
Mô hình tam giác giảm
Mô hình tam giác giảm báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm nên thường xuất hiện sau một xu hướng giảm mạnh. Khi đó, giá sẽ có dấu hiệu tam nghỉ khi không tạo đáy mới nữa mà di chuyển trong một đường nằm ngang – hỗ trợ và một đường xu hướng dốc xuống – kháng cự.
Khi giá di chuyển đến cuối mô hình sẽ có khối lượng giao dịch lớn dần. Sau đó sẽ phá đường hỗ trợ để tiếp tục giảm theo xu hướng ban đầu.
Ý nghĩa
Mô hình tam giác giảm thường xuất hiện sau một xu hướng giảm cho thấy phe mua đang yếu dần phe bán chiếm ưu thế hơn. Điều này được thể hiện qua các đỉnh bị đè xuống thấp để gây áp lực phá vỡ hỗ trợ dưới. Đây là thời điểm các nhà phân tích dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm mạnh và đặt lệnh Sell dưới đường hỗ trợ một chút.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp giá không thể phá hỗ trợ trên và tăng ngược lại – phá cạnh trên. Khi đó nó không còn là mô hình tam giác.
Cách xác định và vẽ mô hình tam giác
Mô hình tam giác sẽ xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh. Thông thường Mô hình tam giác sẽ là giai đoạn điều chỉnh sau khi giá biến động mạnh.
Để vẽ được mô hình tam giác, bạn có thể sử dụng Volume – chú ý lúc volume bắt đầu suy yếu. Hoặc khi giá không tiếp tục tạo đỉnh (hoặc đáy) mới mà có dấu hiệu di chuyển chậm dần.
Để vẽ chính xác mô hình tam giác bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
- Mô hình tam giác cần ít nhất đi qua 4 điểm, trong đó tối thiểu hai đỉnh và 2 đáy.
- Đỉnh sau phải thấp hơn đỉnh trước hoặc đáy sau phải thấp hơn đáy trước để tạo độ dốc để giá có thể hội tụ lại.
- Điều quan trọng nhất cũng như bắt buộc phải có là giá cần hội tụ lại trước khi phá mô hình.
3 bước giao dịch với mô hình tam giác
Xác định xu hướng của thị trường
Mô hình tam giác thường xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Vì thế, bắt buộc xu hướng trước đó phải mạnh.
Vẽ mô hình tam giác
Hãy dùng 2 đường xu hướng để nối các đỉnh và đáy của mô hình này lại. Lưu ý mô hình phải đi qua ít nhất 4 điểm nhé!
Xác định điểm vào lệnh, điểm stoploss (cắt lỗ) và take profit (chốt lời)
Mô hình tam giác tăng – Ưu tiên Buy
Điểm vào lệnh (entry): Mô hình cái tam giác tăng xảy ra cho chúng ta tín hiệu BUY. Bạn có thể vào lệnh theo 2 cách sau:
- Đặt lệnh BUY ngay khi giá phá vỡ đường kháng cự của mô hình tam giác tăng.
- Đợi sau khi giá retest mô hình và đón ở vị trí retest. Với cách vào lệnh này sẽ giúp bạn có nhiều lợi nhuận hơn nhưng đôi khi giá sẽ không hồi về mà tăng đến Target => bị lỡ cơ hội.
Chốt lời (take profit): Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ tăng bằng với chiều cao của tam giác. Do đó, điểm chốt lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng chiều cao của tam giác.
Dừng lỗ (stoploss): Bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ở vị trí phía dưới đáy gần nhất của mô hình.
Mô hình tam giác giảm – Ưu tiên Sell
Điểm vào lệnh (entry): Mô hình cái tam giác giảm xảy ra cho chúng ta tín hiệu SELL. Bạn có thể vào lệnh theo 2 cách sau:
- Đặt lệnh SELL ngay khi giá phá vỡ đường hỗ trợ của mô hình tam giác giảm.
- Đợi sau khi giá retest mô hình và đón ở vị trí retest. Với cách vào lệnh này sẽ giúp bạn có nhiều lợi nhuận hơn nhưng đôi khi giá sẽ không hồi về mà tăng đến Target => Bị lỡ cơ hội.
Chốt lời (take profit): Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ giảm bằng với chiều cao của tam giác. Do đó, điểm chốt lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng chiều cao của tam giác.
Dừng lỗ (stoploss): Bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ở vị trí đỉnh gần nhất của mô hình.
Mô hình tam giác đối xứng – Break cạnh nào giao dịch theo cạnh đó
Với mô hình tam giác đối xứng, cách giao dịch cũng tương tự như mô hình trên. Bên cạnh đó, với tam giác đối xứng bạn cần lưu ý là phải kiên nhẫn chờ đến khi giá break mô hình, hạn chế đặt lệnh trước.
Lưu ý khi giao dịch với mô hình tam giác
- Volume giao dịch của mô hình tam giác sẽ tăng dần ở cuối mô hình.
- Với Mô hình tam giác giá cần phải hội tụ về một điểm.
- Hạn chế đặt lệnh trước, dự đoán giá đối với mô hình đối xứng.
- Khoảng thời gian hình thành mô hình cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức độ chính xác.
- Mô hình tam giác có thể xuất hiện ở bất kì khung thời gian nào: M5, H1, H4, D1,…
- Kết hợp với một vài chỉ báo kỹ thuật khác sẽ nâng cao tỉ lệ chính xác của mô hình hơn.
Tổng kết
Như vậy mình đã chia sẻ về Mô hình tam giác là gì và cách giao dịch với Mô hình tam giác cũng như một số lưu ý để tăng xác suất Trade thành công.
Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về Mô hình tam giác cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.
Nếu anh em có thắc mắc nào có thể đóng góp ý kiến cho MarginATM hoặc bình luận bên dưới nhé! Chúc anh em thành công!
Bài tiếp theo : Pivot là gì? Cách sử dụng điểm pivot trong giao dịch