Inside bar không còn xa lạ với nhiều người và nó cũng là những mẫu hình nến vỡ lòng với các bạn bắt đầu tìm hiểu về nến cũng như giao dịch tài chính. Bài viết này dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng gì người mới hay đã có kinh nghiệm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Cấu trúc mô hình Inside bar
Mô hình nến Inside bar ngày nay có rất nhiều biến thể cũng như quy tắc cấu tạo khác nhau, mô hình truyền thống nhất là nó có cấu tạo bởi 2 nến và có biến thể thì có 3 nến. Chúng ta sẽ lấy mô hình có 2 nến làm ví dụ trước để mô tả về cấu trúc của nó.
Cấu trúc của một mô hình nến Inside bar cụ thể như sau:
- Cây nến mẹ là cây nến đầu tiên, nằm ở phía trước của mô hình hay còn gọi là Mother bar.
- Cây nến thứ hai ở vị trí sau cây nến mother bar và gọi là cây nến inside bar.
- Vùng giá của cây nến Mother bar phải bao trọn vùng giá của cây nến Inside bar, tức là giá cao nhất của mother bar phải cao hơn giá cao nhất của Inside bar, giá thấp nhất của Mother bar phải thấp hơn giá thấp nhất của Inside bar.
- Nếu yêu cầu khắt khe hơn thì thân nến Inside bar cũng phải nằm trong thân nến của mother bar nhưng yêu cầu này là không bắt buộc.
Ngoài ra theo lý thuyết cổ điển thì còn yêu cầu hai cây nến trong mô hình Inside bar phải là nến khác màu, tức là nếu nến Mother bar là nến tăng thì Inside bar phải là nến giảm, nếu nến Mother bar là nến giảm thì Inside bar phải là nến tăng.
Nhưng yêu cầu này cũng không nhất thiết bắt buộc phải có, ta có thể chấp nhận mô hình hai nến cùng màu.
Các dạng inside bar
Inside Bar có Hai nến
Ở hình trên là một vài ví dụ về mẫu hình inside bar gồm có hai nến, trong đó nến màu đỏ gọi là nến Mother Bar hay nến mẹ còn các nến màu xanh gọi là nến inside hay nến con.
Inside Bar có 3 nến trở lên (Double (multi) Inside Bar)
Ở dạng này, chúng ta gọi nến đầu tiên là mother bar, hai nến sau là inside bar. Thực chất thì có thể nói cây nến thứ ba có hai mother bar là nến thứ nhất và nến thứ hai.
Nếu có một nến con nữa thì nó sẽ có đến 3 nến mẹ. Vấn đề này không quan trọng và chỉ mang tính khái niệm, quy ước.
Nhiều nến con có chung mother bar
Ở trường hợp này, nến thứ ba đã phá vỡ vùng giá của nến thứ hai nhưng vẫn ở trong vùng giá của cây nến thứ nhất.
Trên đây là một số trường hợp điển hình còn trong thực tế thì nó muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, dựa vào các dạng điển hình các bạn có thể tự suy diễn.
Hoàn cảnh xuất hiện của Inside bar
Mô hình nến Inside bar xuất hiện khi mà thị trường có dấu hiệu chững lại và động lượng của biểu đồ giá không còn mạnh nữa.
Mô hình inside bar cũng xuất hiện nhiều ở các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thể hiện lực cản của thị trường, đôi khi sau đó chính mô hình nến Inside bar lại là một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự yếu.
Phương pháp giao dịch với inside bar
Khi giao dịch với inside bar chủ yếu ta dùng lệnh stop để chờ ở một trong hai đầu của mother bar. Đây là một sự tận dụng việc chững lại của thị trường rồi sau đó phá vỡ.
Chúng ta đều biết thị trường sớm muộn gì cũng phải di chuyển do đó có thể đặt lệnh chờ để “mai phục”. Tuy nhiên, chúng ta không thể lạm dụng việc đặt lệnh này mà không xem xét đến nhiều yếu tố khác.
Thông thường đặt lệnh đơn giản như vậy sẽ áp dụng cho một thị trường đang trong đà xu hướng mạnh.
Nhiều bạn mà đặc biệt là các người mới sẽ thắc mắc đơn giản rằng thế thì khi gặp inside bar là cứ việc đặt lệnh chờ ở cả hai đầu của mother bar để giá phá vỡ hướng nào ta ăn theo hướng đó. Nhưng mọi việc trên đời luôn không dễ dàng như vậy.
Có nhiều trường hợp ngay khi khớp lệnh chờ đầu này thì lập tức giá quay lại khớp tiếp lệnh chờ ở đầu còn lại. Thậm chí là thua lỗ cả hai lệnh chứ không phải lệnh này thua thì lệnh còn lại sẽ thắng.
Để giao dịch với inside bar hiệu quả thì cần phải có cách thức và áp dụng vào những hoàn cảnh cụ thể, từ đó mới tối ưu được khả năng thắng.
Đồng thời phải có sự phân tích và nhận định để vào lệnh một hướng duy nhất chứ không nên đặt cả hai đầu nhằm giăng bẫy thị trường, bạn có thể ăn một vài lệnh nhưng cuối cùng chắc chắn sẽ phải ôm hận.
Inside pin bar
Cách tốt nhất, dễ nhất và có lợi nhất đó là giao dịch với vùng tiếp diễn trên khung D1.
Inside bar trở nên ít tin cậy khi bạn giao dịch ở các khung thời gian ngắn hơn D1. Inside bar ở các khung thời gian ngắn thường là quá nhiều đồng thời chúng thường là mẫu hình false breakout cho nên tôi khuyến khích các bạn nên giao dịch ở các khung thời gian D1 trở lên.
Vả lại không phải dạng mẫu hình inside bar nào cũng có hiệu quả như nhau, các bạn hãy chú ý đến mẫu hình gộp inside pin bar, tức là nến inside bar là một nến dạng pin bar như thế nó sẽ thể hiện cho chúng ta phần nào về việc giá đã từ chối một đầu của mother bar và ta có cơ sở để tự tin hơn vào lệnh giao dịch ở đầu còn lại của mother bar.
- Mother bar là một nến giảm rất lớn do đó mà sau hai cây nến vẫn chưa thể phá vỡ được mother bar này.
- Inside bar thứ hai là một pin bar rất đẹp. Vì đang thuận xu hướng giảm nên ta có thể đặt lệnh như hướng dẫn với pin bar. Nếu chắc chắn hơn thì ta có thể đặt lệnh chờ bán ở dưới mother bar. Tuy nhiên, trong trường hợp này các bạn sẽ phải chịu khoảng rủi ro lớn.
Đây là trường hợp mẫu hình gồm hai nến và chỉ có một nến con. Bản thân nến con là một nến pin bar. Xu hướng cũng đang giảm mạnh do đó ta đặt lệnh chờ bán ở dưới mother bar và gần như khớp lệnh ngay sau đó.
Trường hợp này ta đặt lệnh chờ bán ở dưới mother bar để thuận theo xu hướng của thị trường nhưng có một yếu tố khác đáng tin cậy hơn đó là mother bar thể hiện lực bán xuống với bóng nến trên dài.
Nến inside bar là một trend bar tăng, khi ta đặt lệnh bán dưới mother bar và lệnh được khớp tức có nghĩa là thị trường đã có một đà giảm trước đó rồi. Có thể coi đó là một phần củng cố thêm cho lệnh giao dịch.
Hệ thống EMA 8 và EMA 21
Một cách giao dịch với inside bar rất hiệu quả nữa đó là kết hợp với hệ thống hai đường EMA 8 và 21 như đã nói ở bài viết về Pin bar.
Cách giao dịch ở đây đó là khi trong một xu hướng đang mạnh thì hai đường EMA này sẽ tách xa nhau, trong đó EMA 8 ở gần chart hơn EMA 21. Chúng ta sẽ giao dịch với những mẫu inside bar khi về gần EMA 8 sau một cú hồi rất nhỏ.
Một xu hướng mạnh thường có nến giao động dứt khoát về một hướng và biên độ của nó sẽ không lớn như khi thị trường giằng co (Ngoại trừ khi thị trường ít biến động và khối lượng giao dịch ít), lúc đó inside bar thường được tạo ra khi thị trường chững lại hoặc có cú hồi chỉ trong vòng 1,2 cây nến.
- Hai nến con có cùng mother bar
- Đặt chờ mua trên mother bar và sau đó giá đi rất mạnh.
- Dạng inside bar thông thường nhưng giá về gần EMA 8 và đặt chờ mua sẽ tận dụng được đà tăng của thị trường khi dính lệnh.
Inside bar sau sự phá vỡ vùng giằng co
- Vùng giằng co với 3 cây nến
- Sau khi phá vỡ vùng giằng co thì giá hồi về và hình thành nên nến inside bar
Chúng ta thấy rằng việc phá vỡ vùng giằng co trong setup phá vỡ vùng giằng co thất bại là ngược với xu hướng và sau đó hình thành nến xác nhận sự phá vỡ thất bại thì chúng ta mới vào lệnh theo xu hướng, còn ở setup trên, sự phá vỡ là thuận theo xu hướng cho nên khi hình thành inside bar thì chúng ta sẽ đặt lệnh chờ trên đỉnh của mother bar.
Inside bar ở ngưỡng kháng cự hỗ trợ
- Ngưỡng kháng cự mạnh của đỉnh vững bền trước đó.
- Mẫu hình inside bar hình thành ở tương đương với đỉnh vững bền. Có thể thấy rằng mẫu hình này cũng tương đương mẫu hình bullish engulfing. Có hai cách có thể vào lệnh đó là đặt chờ bán dưới nến con và cách thứ hai là đặt chờ bán dưới nến mother bar.
False breakout
Đây cũng là dạng mẫu hình Fakey mà các bạn có thể tìm hiểu kỹ ở bài viết sau.
Ví dụ này có thể nói là mạnh vì nó vừa là phá vỡ thất bại và lại kết thúc là nến pin bar
Với mẫu hình như trên thì thường là chúng ta vào lệnh với nến false breakout vì nến false breakout sẽ luôn có một bóng nến dài giống như pin bar.
Do đó, chúng ta có thể tận dụng đà di chuyển của giá với cây nến false breakout để vào lệnh mà không cần phải chờ ở đỉnh hoặc đáy nến mother bar nữa, như thế sẽ tăng khoảng risk và đặt stop loss quá rộng.
Thông thường một nến inside .bar hình thành ở ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của khung thời gian ngày sẽ dễ thấy giá phá vỡ mẫu hình inside bar rồi sau đó mới quay đầu đảo chiều, đó là bẫy dành cho nhiều trader non nớt thiếu kinh nghiệm, cứ lao vào thị trường theo đà hiện tại mà ko nghĩ rằng đễn ngưỡng kháng cự, hỗ trợ giá đột ngột quay đầu
Nến con sau nến pin bar lớn
Ngoài ra inside .bar cũng cho chúng ta một cách tốt để giao dịch với những pin bar quá lớn bằng cách chờ hình thành mẫu hình inside bar sau nến pin bar để vào lệnh:
Chúng ta thấy rằng mẫu hình inside bar thỉnh thoảng sẽ được hình thành sau khi nến pin bar lớn, nến pin bar lớn thường là biến động thị trường khi có tin tức hoặc sự kiện nào đó xảy ra.
Chúng ta sẽ không tính cây nến ngay sau những pin bar như vậy là một inside .bar vì đa phần cây nến sau pin bar dễ nằm trong pin bar nhưng lại khó có thể vào lệnh nếu như coi pin bar là mother bar vì khoảng risk quá lớn.
Lời kết
Trên đây là các kiến thức mà các bạn cần lưu ý khi giao dịch với mẫu hình Inside bar.
Đây có thể coi là mẫu hình đơn giản và cơ bản chứ không phải những dạng đặc biệt như các mẫu hình phá vỡ vùng giằng co thất bại, tăng dần, giảm dần, vùng sức ép …
Các bạn lưu ý rằng, khi giao dịch với các mẫu hình đơn giản thì phải có các điều kiện mạnh mẽ khác về hoàn cảnh thị trường để hỗ trợ thêm nhằm nâng cao khả năng thắng lệnh giao dịch đó.