Kể từ năm 2020 là một năm đầy biến động của thị trường tài chính quốc tế nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Đây có thể được coi là năm tồi tệ kệ kể từ khủng hoảng kinh tế năm 1930. Sự suy yếu của thị trường tài chính làm cho các ngân hàng quốc tế thực hiện hàng loạt chính sách tiền tệ với quy mô lớn chưa từng có.
Đặc biệt tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi tình hình tài chính thế giới. Điển hình như sự tăng trưởng kinh tế sụt giảm, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kém, thị trường xuất nhập khẩu còn gặp nhiều hạn chế, tình trạng rút vốn đầu tư nước ngoài khi đại dịch Covid trở nặng.
Trong đó có thể kể đến mức độ ảnh hưởng trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam ở giai đoạn quý I năm 2020, với chỉ số VN-Index giảm 33% so với giá trị cuối năm 2019. Sau đó thị trường tài chính cũng có được sự khởi sắc khi nhận được tin tích cực về vaccine Covid.
Dựa vào các dẫn chứng trên ta thấy được mức độ biến động trong thị trường tài chính ảnh hưởng như thế nào? Vậy các nhà giao dịch nên làm gì để tránh được các mức độ biến động khó lường như thế?
Bài viết dưới đây, Dautuviet sẽ giới thiệu đến các bạn cách đo lường mức độ biến động trong Forex. Giúp bạn tìm kiếm được nhiều cơ hội hơn là rủi ro.
Mức độ biến động trong Forex là gì?
- Hầu hết khi mọi người nghe đến từ “biến động thị trường” thì mặc định chúng là tình trạng không tốt của thị trường. Nhưng trong Forex, mức độ biến động là đại lượng đo lường mức giá tổng thể trong một khoảng thời gian xác định có thể là theo phút, giờ, tuần, tháng hoặc thời gian dài hơn.
- Chúng ta có thể hiểu đơn giản là sự biến động trong Forex là một loại tiền đang tăng thì loại tiền còn lại sẽ giảm trong một cặp tiền. Ví dụ: EUR / USD thì trong đó đồng EUR đang tăng nhưng USD đang giảm.
- Vì thế, các nhà giao dịch thường sử dụng chúng để tìm thấy cơ hội trong các giao dịch đột phá.
Cách đo lường mức độ biến động trong Forex
Dautuviet sẽ giới thiệu đến bạn một số công cụ dưới đây, giúp bạn xác định được mức độ biến động của một cặp tiền và hỗ trợ đắc lực khi giao dịch để tìm ra các điểm Break out.
Sử dụng đường trung bình động
- Đường trung bình động là một công cụ chỉ báo được rất nhiều nhà giao dịch sử dụng. Mặc dù nhìn chúng khá đơn giản để áp dụng nhưng hiệu quả mang lại thì vô cùng chính xác.
- Hiểu một cách đơn giản, đường trung bình động đo lường biến động thị trường trong một khoảng thời gian bất kỳ.
- Bên cạnh đó đường trung bình động còn có một số loại hình như đường trung bình động hàm mũ, đường trung bình động có trọng số. Và đây cũng là các chỉ báo giúp xác định chuyển động thị trường hiệu quả.
- Ta có thể nhìn ví dụ bên dưới, nếu sử dụng SMA 20 thì các nhà giao dịch có thể đo lường mức biến động thị trường trong 20 ngày qua.
Sử dụng dải băng Bollinger
- Có thể nói dải băng Bollinger (BB) là một công cụ được thiết kế ra để phục vụ cho việc đo lường mức độ biến động. Đây là một chỉ báo tuyệt vời và cực kỳ hữu dụng với các công năng được đánh giá cao.
- Về cơ bản, dải băng Bollinger (BB) là hai đường vẽ xác định hai độ lệch chuẩn trên hoặc dưới mức độ trung bình trong một khoảng thời gian bất kỳ.
- Để phân tích kỹ hơn chúng ta có thể nhìn hình ảnh bên dưới. Nếu các nhà giao dịch đặt một khoảng thời gian ở mức 20 thì biểu đồ sẽ hiển thị SMA 20 và 2 đường thẳng khác. Trong đó, một đường sẽ được vẽ có độ lệch chuẩn +2 và một đường khác được vẽ có độ lệch chuẩn -2. Nếu dải băng Bollinger thu hẹp lại thì chứng tỏ biến động thị trường đang ở mức thấp. Ngược lại, dải băng Bollinger mở rộng ra thì chứng tỏ biến động thị trường đang ở mức cao.
Sử dụng vùng biên độ trung bình thực (ATR)
- Đây là công cụ giúp đo lường mức độ biến động trong Forex cuối cùng mà Dautuviet muốn giới thiệu đến các bạn.
- Vùng biên độ trung bình thực hay còn được gọi là chỉ báo phạm vi (Average True Range – ATR). Đây là một công cụ mang lại tính chính xác cao và hiệu quả không kém 2 công cụ đã được giới thiệu ở trên. Bởi vì chỉ báo này cho các nhà giao dịch biết được các phạm vi giao dịch trung bình của thị trường trong một khoảng thời gian bất kỳ.
- Chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản hơn rằng ATR sử dụng khoảng cách giữa đỉnh và đáy hay nói cách khác là vùng giá của cặp tiền tệ trong một khoảng thời gian đang xét và tạo thành đường trung bình động.
- Nhìn hình minh hoạt bên dưới, chúng ta thấy được rằng nếu các nhà giao dịch đặt ATR ở mức 20 thì biểu đồ sẽ biểu diễn các mức độ biến động trong Forex của 20 ngày vừa qua.
Trong đó:
- Nếu ATR cao thì tương ứng mức độ biến động cao.
- Nếu ATR thấp thì tương ứng mức độ biến động thấp.
Và lưu rằng, ATR chỉ là một chỉ báo biến động chứ không phải là một chỉ báo định hướng.
Kết luận
- Mức độ biến động trong thị trường Forex khó lường hơn chúng ta nghĩ. Bằng cách theo dõi thị trường và sử dụng các công cụ đo lường có thể giúp các nhà giao dịch xác định đúng những chuyển động của thị trường. Hãy tập nhận biết những biến động để giao dịch của bạn đạt được kỳ vọng vượt hơn mong đợi nhé.