Nếu bạn mới bước chân vào thị trường Forex hay bạn đã giao dịch một thời gian dài và thuần thục một số phương pháp thì chắc không ít lần bạn phải thốt lên “Có quá nhiều công cụ hỗ trợ thì nên dùng cái nào để tối ưu nhất?”. Hay một số trader có ý nghĩ sẽ bỏ tiền ra mua các công cụ phân tích thị trường nhưng liệu nó có hiệu quả không? Phải chăng các giao dịch nào cũng cần phải có sự hỗ trợ của các công cụ?
Và Dautuviet sẽ bật mí cho bạn về giao dịch đột phá – Còn gì tuyệt vời hơn khi giao dịch dễ dàng nhìn bằng mắt thường mà không cần dùng công cụ hỗ trợ nào cả. Nếu các nhà giao dịch kết hợp với các bài học trước và nắm được các tín hiệu phá vỡ Breakout thì bạn sẽ từng bước chạm đến thành công trong thị trường Forex.
Tiếp theo đây, hãy cùng Dautuviet tìm hiểu về phương pháp giao dịch Breakout với đường xu hướng, kênh xu hướng và hình thái tam giác ở bài học bên dưới nhé.
Các mô hình biểu đồ
Sau khi hiểu được break out là một hiện tượng giá đột phá ra ra khỏi các mức kháng cự, hỗ trợ, điểm trục, mức Fibonacci,…Thì Dautuviet sẽ nhắc lại 3 biểu đồ mà bạn đã từng học qua để nhận biết một đột phá giá đảo chiều.
- Mô hình biểu đồ 2 đỉnh/đáy
- Mô hình biểu đồ đỉnh đầu 2 vai
- Mô hình biểu đồ 3 đỉnh/đáy
Bên cạnh các mô hình biểu đồ, để nhận diện được hiện tượng phá vỡ đảo chiều, các nhà giao dịch còn có thể sử dụng một số phương pháp giao dịch sau đây.
Phương pháp giao dịch Breakout với đường xu hướng
- Sử dụng đường xu hướng trendline là cách đầu tiên để nhận diện break out. Đây là một phương thức giúp cho các nhà giao dịch xác định được xu hướng giá trong một khoảng thời gian tương ứng. Đường thẳng trendline được tạo ra khi nối hai điểm hoặc nhiều điểm với nhau.
- Như hình bên dưới, để tạo đường xu hướng, các trader có thể quan sát biểu đồ và vẽ một đường thẳng đi theo xu hướng giá hiện tại.
- Hay nói cách khác, khi vẽ đường xu hướng trendline, các nhà giao dịch cần nối 2 đỉnh hoặc 2 đáy với nhau, nếu càng nhiều đỉnh hoặc càng nhiều đáy được nối lại thì đường xu hướng càng chính xác và mạnh mẽ.
Vậy các trader có thể vận dụng đường xu hướng trendline trong giao dịch đột phá break out như thế nào? Các trader cần lưu ý khi giá càng tiến lại gần đường xu hướng trendline thì sẽ xuất hiện 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Giá có khả năng dội lại đường xu hướng và di chuyển theo đường xu hướng cũ.
- Trường hợp 2: Giá có khả năng phá vỡ đường xu hướng và gây ra hiện tượng đột phá đảo chiều.
Nhưng chỉ nhìn vào giá thôi là chưa đủ, ngay lúc này đây các trader cần sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 chỉ báo hỗ trợ khác để xác định hiện tượng break out.
Nhìn vào đồ thị sử dụng cặp tiền EUR/USD dưới đây, chúng ta thấy được MACD dự báo rằng xu hướng thị trường sẽ có khả năng giảm xuống ở điểm cuối cùng của đường xu hướng. Với dữ kiện này chúng ta có thể an tâm rằng đồng EUR có thể tiếp tục đi xuống. Nếu vào lệnh, VnRebates khuyên bạn nên đặt lệnh bán đối với cặp tiền tệ này.
Phương pháp giao dịch Breakout với kênh giá
- Cách tiếp theo để giao dịch breakout chính là sử dụng kênh giá. Kênh giá hay còn được gọi là kênh xu hướng, chúng ta có thể hiểu rằng đây là một khoảng được tạo ra bởi 2 đường trendline song song với nhau. Và hai đường xu hướng này đều thể hiện cho vùng kháng cự và vùng hỗ trợ tiềm năng.
- Để vẽ kênh xu hướng trên biểu đồ cũng giống như vẽ đường xu hướng bình thường, nhưng các trader cần vẽ thêm một đường thẳng song song nữa ở phía đối diện.
- Hãy nhìn vào hình ảnh bên dưới để xác định thời điểm break out khi sử dụng kênh giá. Kênh xu hướng sẽ thực sự hữu dụng khi các nhà giao dịch nhận ra được điểm phá vỡ ở một trong 2 đường xu hướng song song. Điểm giao dịch giống nhau ở đây là, các trader hãy chờ đợi giá phá vỡ 1 trong 2 đường xu hướng và sử dụng thêm các chỉ báo bổ trợ để tăng tính chuẩn hóa của tín hiệu.
- Ở hình bên dưới chúng ta có thể nhận thấy được một tín hiệu bán tốt khi cặp tiền EUR/USD phá vỡ đường xu hướng dưới và chỉ báo MACD thì cũng đang trên đà giảm giá.
Phương pháp giao dịch Breakout với hình thái tam giác
Cách giao dịch thứ 3 với breakout chính là sử dụng mô hình tam giác. Đây là sự tạm ngưng của xu hướng và giá có khả năng hội tụ trước khi phá vỡ hình thái tam giác.
Sau đây chúng ta sẽ phân tích chi tiết 3 hình thái tam giác khi giao dịch Breakout nhé
Hình thái tam giác tăng dần
- Hình thái tam giác tăng dần được cấu thành khi giá tạo một mức kháng cự ở trên và các đáy cao hơn ở dưới. Đây là dấu hiệu cho thấy bên mua đã vượt bên bán.
- Có một số ít trường hợp, giá đã đạt một vùng cao nhất định thì các trader sẽ đặt lệnh bán. Tuy nhiên cũng có một số trader tin rằng giá sẽ tăng cao hơn nên khi giá có hiện tượng giảm sẽ đặt lệnh mua vào trước khi giá chạm đáy cũ.
- Vậy thì các trader nên làm gì khi giá phá vỡ mức kháng cự và đột phá giá tăng dần? Không có gì “cơ hội” hơn lúc này, nếu xảy ra hiện tượng trên, các nhà giao dịch nên quyết định đặt lệnh mua vào.
Hình thái tam giác giảm dần
Mô hình tam giác giảm dần hoạt động tương tự nhưng ngược lại so với mô hình tam giác tăng dần. Để giao dịch với hình thái này, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng đặt lệnh bán ra khi giá vượt khỏi mức hỗ trợ.
Hình thái tam giác cân
- Hình thái tam giác cân không có cảnh báo xu hướng trước cũng như là không thiên về một hướng nhất định nào cả. Nó được hình thành khi cả bên mua và bên bán đều tạo đỉnh thấp hơn, đáy cao hơn và đỉnh tam giác ở giữa.
- Đối với giao dịch hình thái tam giá cân, các trader cần phải chuẩn bị tâm thái vững vàng hơn vì mô hình này có thể phá vỡ cả cạnh trên lẫn cạnh dưới bất kỳ lúc nào.
- Ngay lúc này đây, nhà giao dịch nên sử dụng lệnh OCO – một lệnh chờ bán phía dưới và chờ mua phía trên, nếu khớp lệnh này thì hủy lệnh kia.
Kết luận
Trên đây là những phương pháp giao dịch Breakout với đường xu hướng, kênh xu hướng và hình thái tam giác. Nhưng các trader có thể áp dụng các phương pháp khác, miễn sao chúng phù hợp và giúp giao dịch của bạn thành công là được.