Phân tích liên thị trường là gì?

Phân tích liên thị trường là gì?

Thị trường tài chính là một “đấu trường” cực sôi nổi với sự góp sức của bốn thị trường nhỏ hơn. Bao gồm thị trường trái phiếu – Bond market, thị trường hàng hóa – Commondity market, thị trường tiền tệ ngoại hối – Currency market và thị trường chứng khoán – Stock market.

Trong đó, phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet) là một nhánh nhỏ của phân tích kỹ thuật được dùng trong các thị trường tài chính nói trên.

Hay nói cách khác phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet) có mối tương quan với các sản phẩm tài chính khác nhau giữa hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu.

Và các mối tương quan này cực kỳ quan trọng, đối với bất kỳ nhà giao dịch nào cũng nên biết và cần phải biết về chúng. 

Nhưng phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet) là gì? và chúng ảnh hưởng ra sao đến thị trường đầu tư. Các nhà giao dịch hãy cùng Dautuviet tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet) là gì?
Phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet) là gì?

Định nghĩa phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet) là gì?

  • Phân tích liên thị trường là việc tiên đoán diễn biến tương lai của một thị trường/sản phẩm tài chính thông qua sự vận động của thị trường/sản phẩm tài chính khác.
  • Và một khi đã xác định được hướng đi chung của toàn bộ thị trường tài chính thì các nhà giao dịch có thể phân nhánh và đào sâu phân tích từng sản phẩm tài chính cụ thể trong thị trường mục tiêu của mình. 
  • Sau đây Dautuviet sẽ giới thiệu thêm một số khái niệm được xây dựng từ những chuyên gia cũng như các trang đầu tư nổi tiếng hàng đầu thế giới về định nghĩa phân tích liên thị trường là gì?
  • Theo Investopedia, phân tích liên thị trường là việc các nhà đầu tư xác định sức mạnh/yếu của thị trường tài chính hay các tài sản dựa trên phân tích nhiều hơn thị trường tài chính hay các tài sản liên quan khác.
  • Thay vì chỉ phân tích một thị trường riêng lẻ, thì thuật ngữ này sẽ phân tích một vài thị trường và sản phẩm tài chính tương quan chặt chẽ với nhau như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ.
Định nghĩa phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet) là gì?

Định nghĩa phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet) là gì?

  • Còn theo tác giả John Murphy thì ông cho rằng các nhà giao dịch phân tích đồ thị cũng có thể sử dụng những mối tương quan giữa các thị trường cũng như sản phẩm tài chính để xác định các giai đoạn tiếp theo trong chu kỳ đầu tư cũng như cải thiện dự đoán của họ.
  • Bên cạnh đó, việc biết được phân tích liên thị trường sẽ giúp cho nhà đầu tư lựa chọn kênh đầu tư tốt hơn và tránh các kênh đầu tư có diễn biến xấu. 
  • Có thể nói, phân tích liên thị trường không chỉ giúp các nhà giao dịch mở rộng chiến lược trading của mình, mà còn giúp họ nhận thấy được các tín hiệu tiềm năng trong thị trường tài chính.
  • Đặc biệt khi xét đến thị trường ngoại hối thì những biến động tiền tệ đều được dự đoán dựa trên các biến chuyển của cổ phiếu, trái phiếu hoặc chậm chí là hàng hóa. Ngược lại các biến động của thị trường tiền tệ cũng sẽ tác động không hề nhỏ đến các thị trường còn lại.

Sau đây, Dautuviet sẽ đưa ra hai dẫn chứng cụ thể để bạn hiểu hơn về phân tích liên thị trường là gì nhé.

Ví dụ 1: Đồng đô la Mỹ giảm là một tín hiệu tốt cho thị trường hàng hóa vì lúc này đây việc nhập khẩu nguyên liệu cũng sẽ đỡ tốn chi phí hơn.

Giả dụ, bạn là công ty sản xuất thiết bị điện tử ở Nhật Bản nhưng cần phải nhập khẩu linh kiện từ Mỹ thì bạn phải quy đổi đồng nội tệ sang đồng đô la Mỹ, nếu giá đồng đô la Mỹ giảm thì bạn chỉ cần sử dụng ít đồng Yên hơn để quy đổi tiền tệ. Ngược lại, nếu đồng USD tăng thì thị trường hàng hóa cũng có nhiều biến động.

Ví dụ 2: Chính là mối tương quan nghịch chiều giữa giá vàng và đồng đô la Mỹ trong dài hạn. Với phần lớn thời gian mỗi khi đồng USD tăng giá thì giá vàng sẽ giảm giá và ngược lại.

Vàng và đô la Mỹ
Vàng và đô la Mỹ

Thông tin tóm tắt phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet) 

  • Nếu vàng ↑ thì USD ↓ – Nguyên nhân do các nhà đầu tư có xu hướng bỏ đồng đô la Mỹ để chuyển sang đầu tư vàng vì thị trường tài chính bất ổn. Cũng dễ hiểu về trường hợp này vì vàng là một sản phẩm tài chính giữ được giá trị trường tồn theo thời gian.
  • Nếu vàng ↑ thì AUD/USD ↑ – Mối tương quan này phụ thuộc hoàn toàn vào Úc vì đây là quốc gia sản xuất vàng đứng thứ 3 trên thế giới. Và cường quốc này kiếm được khoảng 5 tỷ đô la lợi nhuận mỗi năm.
  • Nếu vàng ↑ thì NZD/USD ↑ – Trường hợp này tương tự như luận điểm thứ 2 vì New Zealand là quốc gia có tiềm năng sản xuất vàng đứng thứ 25 trên thế giới.
  • Nếu vàng ↑ thì USD/CHF ↓ – Thụy Sĩ có khối lượng dự trữ của vàng chiếm đến 25%. Do đó, nếu vàng tăng giá thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cặp tiền tệ USD/CHF giảm giá.
  • Nếu vàng ↑ thì USD/CAD ↓ – Nếu giá vàng tăng thì cặp tiền tệ USD/CAD cũng sẽ có xu hướng đi xuống vì Canada là nơi sản xuất vàng đứng thứ 5 thế giới.
  • Nếu dầu ↑ thì USD/CAD ↓ – Khi xét về loại hàng hóa dầu thì phải nhắc đến Canada đầu tiên vì đây là quốc gia đứng đầu trong sản xuất dầu thô. Mỗi ngày đất nước này cung cấp cho Mỹ khoảng 2 triệu thùng dầu. Do đó nếu giá dầu tăng thì cặp tiền tệ này cũng có ảnh hưởng đáng kể.
Thông tin tóm tắt phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet)
Thông tin tóm tắt phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis Cheat Sheet)
  • Nếu vàng↑ thì EUR/USD↑ – Xét về cơ bản cả hai sản phẩm tài chính vàng và EUR đều chống đối lại đồng đô la Mỹ. Cho nên khi giá vàng tăng thì EUR/USD cũng có thể tăng theo.
  • Nếu lợi tức ↑ thì tiền quốc gia ↑ – Nếu một quốc gia có nền kinh tế phát triển hay chỉ đơn giản là giữ được vị thế ổn định trong khoảng thời gian dài thì chúng sẽ có sức hút rất đối với nhà đầu tư. Điều này làm cho đồng nội tệ của quốc gia đó hấp dẫn hơn những quốc gia có nền kinh tế đầy biến động.
  • Nếu Dow ↓ thì Nikkei ↓ – Nhật và Mỹ là hai quốc gia có mối tương quan thuận chiều nhau. Nếu chỉ số Dow của Hoa Kỳ giảm sẽ kéo theo chỉ số Nikkei của Nhật giảm và ngược lại.
  • Nếu Nikkei ↓ thì USD/JPY ↓  – Tương tự như luận điểm trên, nếu chỉ số Nikkei có biến động xấu thì các nhà đầu tư sẽ lo lắng và chuyển hướng giao dịch sang những sản phẩm tài chính khác. Điển hình như đồng Yên Nhật. Do đó, cặp tiền tệ USD/JPY sẽ giảm giá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *