Trong phần của cùng của series này, tôi sẽ hướng dẫn các bước cụ thể trong quá trình thiết kế một hệ thống giao dịch ngoại hối của riêng bạn. Việc tạo ra một hệ thống thực tế không mất thời gian, cái tốn thời gian chính là backtest và tinh chỉnh chúng, vì vậy hãy kiên nhẫn. Về lâu dài, một hệ thống giao dịch ngoại hối tốt là thứ hợp lý nhất có khả năng giúp bạn kiếm được tiền, rất nhiều tiền.
Bước 1: Time Frame
Bạn là một day trader, swing trader hay ưa thích nắm giữ một lệnh dài hạn?
Xác định rõ ràng điều niều này sẽ giúp xác định khung thời gian chính bạn sẽ sử dụng để giao dịch. Mặc dù bạn vẫn sẽ xem xét nhiều khung thời gian, đây sẽ là khung thời gian mà bạn sẽ sử dụng khi tìm kiếm các tín hiệu giao dịch.
Bước 2: Tìm các chỉ báo giúp phát hiện một xu hướng mới.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật là xác định xu hướng càng sớm càng tốt, chúng ta có thể sử dụng một số indicator để thực hiện điều này.
Đường trung bình di động MA là một trong những chỉ báo phổ biến nhất mà các nhà giao dịch sử dụng để giúp họ xác định xu hướng. Cụ thể, chúng ta sẽ sử dụng hai đường trung bình di động (một chậm và một nhanh) và đợi cho đến khi đường MA cắt lên trên hoặc cắt xuống dưới đường MA chậm. Đây là cơ sở cho một hệ thống cơ bản nổi tiếng được gọi là “moving average crossover”.
Ở dạng đơn giản, “moving average crossover” là cách nhanh nhất để xác định xu hướng mới. Đó cũng là cách dễ nhất để phát hiện một xu hướng mới. Tất nhiên, có nhiều cách khác mà tôi đã từng giới thiệu trong các series phân tích kỹ thật trước đây, nếu bạn là một độc giả chăm chỉ của Dubaotiente.com, chắc hẳn bạn đã có một vài ý tưởng trong đầu rồi.
Bước 3: Tìm các chỉ báo giúp xác nhận xu hướng.
Mục tiêu thứ hai của chúng ta đối với một hệ thống của chúng tôi là có khả năng tránh các biến động giả. Cách chúng ta làm điều này là bằng cách đảm bảo rằng khi chúng ta thấy tín hiệu cho một xu hướng mới, chúng ta có thể xác nhận nó bằng cách sử dụng các chỉ báo khác. Có nhiều chỉ báo kỹ thuật tốt để xác nhận các xu hướng và cho tín hiệu điểm vào tốt như MACD, Stochastic và RSI. Hãy chọn cho mình một chỉ báo mà bạn quen thuộc nhất và sử dụng chúng cho hệ thống của bạn.
Bước 4: Xác định rủi ro của bạn
Khi phát triển hệ thống giao dịch ngoại hối của bạn, điều rất quan trọng là bạn xác định số tiền bạn sẵn sàng mất trên mỗi giao dịch. Không nhiều người thích nói về việc thua lỗ, nhưng trên thực tế, một trader giỏi nghĩ về những gì anh ta hoặc cô ta có thể có khả năng mất trước khi nghĩ về việc có thể kiếm được bao nhiêu lợi nhuận. Số tiền sẵn sàng để mất tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi người, và chúng là khác nhau.
Bạn phải quyết định bao nhiêu không gian là đủ để mang lại sự thoải mái nhất định cho giao dịch của bạn, nhưng đồng thời cũng không rủi ro quá nhiều cho một giao dịch.
Khi bạn đã xác định số tiền mình sẵn sàng mất cho một giao dịch, bước tiếp theo của bạn là tìm ra nơi bạn sẽ vào và thoát giao dịch để có được lợi nhuận cao nhất.
Điểm vào lệnh
Một số người thích vào lệnh ngay khi tất cả các chỉ số của họ khớp với nhau và cho tín hiệu tốt, ngay cả khi nến chưa đóng. Một số khác thích đợi cho đến khi đóng nến và xác nhận điểm vào. Đây là vấn đề của phong cách giao dịch. Đã bao nhiêu lần bạn vào lệnh trong một cây nến đang chạy, cho tín hiệu mua tốt, nhưng đến khi đóng nến là một cây pinbar đảo chiều giảm giá.
Trong ví dụ bên dưới, trader này đã vào lệnh sau khi nến đóng cửa bên dưới ngưỡng hỗ trợ.
Điểm thoát lệnh
Đối với việc thoát lệnh, bạn có một vài lựa chọn khác nhau. Một cách phổ biến là sử dụng trailing stop, di chuyển mức SL theo chuyển động của giá, khi giá đi đúng hướng vào lệnh của bạn. Cách thứ hai là đặt ra một mức giá mục tiêu và thoát ra khi giá chạm vào mục tiêu đó. Việc xác định được mức giá mục tiêu cũng là một vấn đề. Cách đơn giản nhất là một số nhà giao dịch sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự (kênh, trendline, MA,..) làm mục tiêu giá.
Một số người khác lựa chọn một tỷ lệ % lợi nhuận, hoặc số pips cố định để chốt lời cho mỗi giao dịch. Một cách nữa bạn có thể dùng để thoát lệnh là có một bộ tiêu chí mà khi được đáp ứng sẽ báo hiệu cho bạn tín hiệu đóng lệnh. Ví dụ: bạn có thể đặt quy tắc là nếu các chỉ số của bạn xảy ra đảo ngược đến một mức nhất định, thì bạn sẽ thoát khỏi giao dịch Điều quan trọng cần ghi nhớ khi xác định một mục tiêu giá, là hãy chắc chắn rằng bạn sẽ cam kết với nó. Không bao giờ thoát sớm bất kể điều gì xảy ra.
Bước 6: Viết hệ thống của bạn ra giấy
Đây là bước quan trọng nhất trong việc tạo hệ thống giao dịch của bạn. Bạn phải viết các quy tắc hệ thống giao dịch của bạn xuống và luôn luôn tuân theo nó. Kỷ luật là một trong những đặc điểm quan trọng nhất mà một nhà giao dịch phải có, vì vậy bạn phải luôn nhớ gắn bó với hệ thống của mình. Sẽ không có hệ thống nào phù hợp với bạn nếu bạn không tuân thủ các quy tắc, vì vậy hãy nhớ giữ gìn kỷ luật!
Kiểm tra hệ thống giao dịch của bạn
Cách nhanh nhất để kiểm tra hệ thống của bạn là tìm những gói phần mềm nơi bạn có thể quay ngược thời gian backtest hiệu quả của hệ thống giao dịch trong quá khứ. Bạn cũng có thể làm việc này thủ công bằng tay, lùi lại phía bên trái biểu đồ và ghi lại các điểm vào/thoát lệnh khớp với hệ thống trong quá khứ, tất nhiên việc này sẽ tốn kha khá thời gian, không có gì là dễ dàng để kiếm được tiền một cách bền vững.
Ghi lại hồ sơ giao dịch của bạn, và hãy thành thật với chính mình! Nếu bạn hài lòng với kết quả giao dịch của hệ thống, bạn có thể chuyển sang giai đoạn thử nghiệm tiếp theo: giao dịch thực tế trên tài khoản demo, ít nhất từ 2-3 tháng đầu tiên.
Điều này sẽ cho bạn cảm giác về cách bạn có thể giao dịch hệ thống của mình khi thị trường đang chạy. Tin tôi đi, giao dịch thực tế khác với khi backtest rất nhiều. Sau hai tháng giao dịch trực tiếp trên tài khoản demo, bạn sẽ thấy hệ thống của mình có thực sự đứng vững trên thị trường hay không. Nếu bạn vẫn nhận được kết quả tốt, thì bạn có thể bắt đầu giao dịch chúng trên tài khoản thực, liên tục theo dõi và hiệu chỉnh hệ thống khi cần thiết.
Chúc bạn may mắn. Happy Trading !!
Bài tiếp theo : Một số phong cách giao dịch forex