Vùng sức ép

0002 1

Các bạn đã được học về vùng giằng co. Với vùng giằng co thì bản thân nó không phải là mẫu hình giao dịch mà chỉ là một yếu tố cấu thành, ngoài ra cũng là công cụ hỗ trợ trong phân tích và giao dịch. Hôm nay, chúng ta sẽ được học đến “Vùng sức ép”.

Nói là “vùng” như thế nhưng nó sẽ là một mẫu hình, một set up giao dịch theo price action mà sẽ giới thiệu đến các bạn sau đây.

Tâm lý đằng sau vùng sức ép

Hình sau sẽ mô tả khái quát quá trình hình thành một nến pin bar từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc. Chúng ta lấy điển hình 3 trạng thái.

002 15
Hình 1: 3 trạng thái của một cây pinbar

Vấn đề đặt ra là: Người giao dịch đã làm gì để hình thành lên pinbar này? Phản ứng của người giao dịch trong và sau khi hình thành cây nến pinbar này ra sao?

Đương nhiên sẽ không có câu trả lời chính xác vì còn tùy thuộc vào suy nghĩ của đám đông người giao dịch trong từng thời điểm. Để đơn giản chúng ta có thể tập trung vào các điểm cực và dễ dàng xác định được sự phản ứng của nhà đầu tư.

002 16
Hình 2: Sự mua bán tại các điểm cực của cây nến

  1. Nhóm bán khi bắt đầu cây nến.
  2. Nhóm mua khi bắt đầu cây nến.
  3. Nhóm bán ở điểm thấp nhất của cây nến.
  4. Nhóm mua ở điểm thấp nhất của cây nến.

 

Những người bán ở trạng thái 1

Những người này sẽ cảm thấy mừng rỡ khi cây nến bước sang trạng thái 2. Nhưng sau đó nhanh chóng trở thành lo âu khi nó bước sang trạng thái 3 và thổi bay lợi nhuận của họ. Trong đầu họ luẩn quẩn những suy nghĩ như:

Mình có nên đóng lệnh để chấp nhận lời nhỏ trước khi giá quay về điểm vào lệnh hoặc thậm chí đi lên?”

“Có khi nào lệnh này sẽ thua lỗ?”

“Tôi có nên thoát bây giờ?”

….

 

Những người mua ở trạng thái 1

Xuyên suốt sự hình thành của cây nến, những người này không có một chút vui mừng vì giá không di chuyển lên trên điểm cao nhất của nó một chút nào cả. những người này chịu nhìn thị trường ăn mòn dần tài khoản của mình, vấn đề là ít hay nhiều mà thôi. Khi cây nến ở trạng thái 2 thì đó là một khoảng thời gian tồi tệ đối với họ.

Giả sử họ còn giữ lệnh thì khi cây nến kết thúc với trạng thái thứ 3 cũng là một lý do để họ bớt căng thẳng hơn dù họ vẫn chưa ở trạng thái có lợi nhuận. Họ tiếp tục hy vọng vào những cây nến tiếp theo giá sẽ vượt lên.

 

Những người bán ở điểm thấp nhất cây nến trong trạng thái 2

Những người này ở trong tình huống cực kỳ tệ hại và thị trường không di chuyển được một pip nào theo hướng có lợi cho họ.

Khi cây nến kết thúc họ vẫn ở trong tình trạng báo động. Một số người sẽ đóng lệnh của họ và chấp nhận thua lỗ vì cho rằng họ đã sai lầm. Một số khác thì tiếp tục hy vọng giá sẽ quay lại để ít nhất là bảo toàn vốn của mình.

 

Những người mua ở điểm thấp nhất cây nến trong trạng thái 2

Đây là nhóm người hạnh phúc và sung sướng nhất. Họ không chịu một pip nào đi ngược lại với mong muốn của họ.

Có khả năng họ sẽ đóng vị thế của mình hay không?

Chắc chắn phần đông là không. Họ quá tự tin với lệnh giao dịch này và không tội gì phải thoát lệnh để đứng ngoài cả.

 

Suy luận về sức ép

Bây giờ chúng ta tổng kết tất cả những diễn biến tâm lý trong các trường hợp nêu trên để có cái nhìn toàn cảnh.

  1. Những người bán này lo lắng, sợ hãi (khả năng thoát lệnh và có thể mua vào).
  2. Những người mua này lạc quan, hy vọng (khả năng giữ lệnh).
  3. Những người bán này tuyệt vọng (khả năng thoát lệnh, thậm chí tiếp tục mua vào để trả thù thị trường).
  4. Những người mua này rất tự tin (khả năng giữ lệnh hoặc thậm chí là mua thêm)

Tổng kết lại có thể thấy nó tạo ra một lực mua hay gọi là sức ép mua. Những người bán thì muốn đóng lệnh và có thể mua lên, những người mua thì tiếp tục giữ lệnh.

Bằng logic tương tự các bạn cũng có thể suy luận với những cây nến pinbar có bóng nến trên dài thể hiện áp lực bán mạnh.

002 17
Hình 3: Sức ép thể hiện qua bóng nến

Vùng sức ép đánh dấu ra các vị trí thể hiện lực mua hay bán bởi các bóng nến đã hình thành. Mặc dù trong ví dụ để giải thích nêu trên ta sử dụng cây nến pin bar nhưng để xác định vùng sức ép không nhất thiết phải là pin bar.

Để xác định vùng sức .ép, chúng ta không chỉ tập trung vào một cây nến riêng lẻ mà là một nhóm các nến.

 

Cách xác định vùng sức ép

Như đã nói ở trên thì để xác định vùng sức ép chúng ta phải dựa vào một nhóm những cây nến. Những cây nến này có bóng nến được hình thành một cách chồng lấn lên nhau (về mức giá).

Để cho dễ dàng và thống nhất thì chúng ta đưa ra quy tắc đó là phải có ít nhất 3 cây nến liên tiếp tạo thành bóng nến chồng lên nhau (chồng bóng nến trên hoặc bóng nến dưới).

Chúng ta đã suy luận rằng bóng nến tạo ra một vùng lực mua hoặc lực bán, nếu như nhiều bóng nến chồng lên nhau thì chúng sẽ tạo ra một vùng giá mà cho thấy sức ép mua hay bán là mạnh và đáng tin cậy hơn.

Xem xét hoàn cảnh của 4 nhóm người trên khi họ phải trải qua vòng cảm xúc đó ít nhất 3 lần thì sẽ thế nào? Chắc chắn mọi thứ sẽ được củng cố, bên bán thoát lệnh hoặc mua ngược lại, bên mua giữ lệnh hoặc thậm chí tăng vị thế.

002 18
Hình 4: Sự chồng lấn bóng nến

Cách xác định vùng sức .ép rất đơn giản. Hình dưới sẽ thể hiện cho các bạn cách vẽ vùng sức ép.

002 19
Hình 5: Vẽ vùng sức ép mua

  1. Xuất hiện 3 bóng nến dưới dài chồng lên nhau.
  2. Điểm giá thấp nhất trong 3 bóng nến. Mức giá này cũng tạo thành đường giới hạn để xác định sự còn hay hết hiệu lực của mẫu hình.
  3. Điểm giá thấp nhất trong các thân nến.
  4. Từ điểm số 2 và số 3 chúng ta vẽ được vùng .sức ép mua.

Hình bên dưới ngược lại sẽ là vùng sức ép bán.

002 20
Hình 6: Vẽ vùng sức ép bán

  1. Xuất hiện 3 bóng nến trên dài chồng lên nhau.
  2. Điểm giá cao nhất trong 3 bóng nến. Mức giá này cũng tạo thành đường giới hạn để xác định sự còn hay hết hiệu lực của mẫu hình.
  3. Điểm giá cao nhất trong các thân nến.
  4. Từ điểm số 2 và số 3 chúng ta vẽ được vùng sức ép bán.

Có những trường hợp các bóng nến chỉ chồng khớp một vùng nhỏ (khoảng một vài pip) thì chúng ta nên bỏ qua vì chúng không đáng tin cậy, việc xác định có tin cậy hay không còn tùy vào khung thời gian bạn giao dịch.

Chẳng hạn, với thị trường forex và giao dịch khung H1 thì vùng sức ép tốt nhất là lớn hơn 5 pip, các khung thời gian cao hơn thì vùng. sức ép cũng phải lớn hơn để tương xứng.

 

Vào lệnh với vùng sức ép

 

Mua với vùng sức ép

 

002 21
Hình 7: Mua với vùng sức ép

Trường hợp 1: Nếu cây nến thứ ba là nến tăng hoặc là nến pin bar thì sẽ vào lệnh luôn ở nến này vì nó vừa hoàn thành mẫu hình vùng sức ép vừa là nến tín hiệu. Stop loss đặt dưới nến tín hiệu hoặc dưới đường giới hạn.

Trường hợp 2: Nếu cây nến thứ 3 không là pin bar hoặc nến tăng thì phải chờ cây nến tăng tiếp theo để xác nhận tín hiệu rồi mới vào lệnh. Trường hợp này chỉ nên đặt stop loss ở dưới nến tín hiệu.

Sau đây là một ví dụ thực tế

002 22
Hình 8: Đặt chờ mua ở cây nến không thuộc vùng sức ép

  1. Vùng sức ép mua gồm 4 nến.
  2. Đặt chờ mua ở cây nến tăng cuối cùng trong vùng sức ép.
  3. Đường giới hạn và nếu có cây nến nằm hoàn toàn dưới vùng sức ép thì coi như vùng đó hết hiệu lực.
002 23
Hình 9: Bán với vùng sức ép

Ở trong trường hợp này do cây nến cuối cùng trong vùng sức. ép không phải cây nến tăng nên ta buộc phải chờ đến cây nến tiếp theo nhằm xác nhận tín hiệu mua mới bắt đầu đặt lệnh.

 

Bán với vùng sức ép

Về lý thuyết tương tự và ngược lại với lệnh mua ở trên nên sẽ không nhắc lại nữa, chúng ta đi vào luôn một ví dụ thực tế

002 24
Hình 10: Bán ngay khi hình thành vùng sức ép

  1. Ô vuông nhỏ với 3 cây nến có bóng nến trên dài tạo thành vùng sức ép bán.
  2. Đặt chờ bán dưới cây nến giảm cuối cùng trong vùng sức ép bán vừa hình thành. Tuy nhiên, lệnh này không được khớp bởi cây nến sau đó và chúng ta hủy bỏ.
  3. Cây nến sau không khớp lệnh mà tăng lên, khi kết thúc tạo một bóng nến trên dài do đó ta gom vùng sức ép bán lại với 4 bóng nến (biểu thị bằng ô vuông to).
  4. Sau đó là 3 cây nến liên tiếp tăng nhẹ nhưng chưa vượt qua đường giới hạn nên vùng sức ép vẫn còn hiệu lực. Ta vẫn tìm kiếm cơ hội bán xuống. khi xuất hiện cây nến giảm mạnh giống như mẫu hình bao trùm giảm thì ta tiến hành đặt lệnh chờ bán dưới cây nến này. Sau đó, lệnh được khớp và chúng ta ăn đậm.
  5. Đường giới hạn xác định hiệu lực của vùng sức ép.

Sau đây là một ví dụ nữa và trường hợp này chúng ta sẽ vào lệnh bán ở cây nến cuối cùng của vùng sức ép

002 25
Hình 11: Sự đối đầu giữa hai vùng sức ép

Ở trường hợp này cây nến thứ ba là cây nến giảm mạnh nên ta đặt chờ bán ngay dưới cây nến này.

 

Vùng sức ép mua và bán xuất hiện cùng lúc

Với cây nến thứ 3 trong vùng sức ép bán là một nến doji nhưng có thân giảm, như trường hợp này thì thường là chúng ta không nên đặt lệnh, nếu các bạn đặt chờ bán dựa vào cây nến này thì đã được khớp lệnh đồng thời kiên trì dữ lệnh thì vẫn có lợi nhuận lớn.

Đối với những người chờ cây nến giảm mạnh để vào lệnh thì sẽ bị đắn đo bởi sau đó là thị trường tiếp tục hình thành vùng .sức ép mua.

Với những trường hợp không rõ ràng như này thì tốt nhất ta nên đứng ngoài vì không có cơ sở nào để vào lệnh.

Tuy nhiên, các bạn hãy để ý trong trường hợp này có xuất hiện set up phá vỡ giằng co thất bại rất đẹp, và nếu có thêm yếu tố hỗ trợ này thì ta hoàn toàn có thể tự tin vào lệnh bán với cây nến giảm.

 

Ví dụ Giao dịch với vùng sức ép

Sau đây chúng ta sẽ đi đến ví dụ về giao dịch thực tế

002 26
Trước tiên chúng ta sẽ xác định trendline

Hình 12: Ảnh tổng quát

002 27
Hình 13: Các đường trendline

  1. Đường trendline ban đầu
  2. Đường trendline điều chỉnh.
  3. Đường trendline điều chỉnh bị phá vỡ nhưng như đã nói ở bài viết về trendline là sẽ vẫn duy trì đường trendline trước điều chỉnh gần nhất để xem xét, phân tích (Ở đây là đường trendline ban đầu).
  4. Ở vị trí này giá không thể phá vỡ đỉnh cũ thành công và với xung lượng cực kỳ yếu. Ngay sau đó thị trường hình thành nên mẫu hình tăng dần. Tuy lần này đã phá vỡ đỉnh cũ với một xung lượng tốt nhưng là mẫu hình tăng dần nên có thể đó là điểm cao trào rồi vụt tắt, thêm nữa là chúng ta sẽ xem xét thêm các yếu tố khác. Để cụ thể các bạn xem hình ảnh tiếp theo.
0002
Hình 14: Vào lệnh bán với vùng sức ép bán

  1. Vùng giằng co với 4 cây nến.
  2. Vùng giằng co khẳng định sức kháng cự của mình với hai lần giá quay lại phản ứng và đều đi xuống mạnh.
  3. Sau khi phá vỡ trendline nhưng không thể phá vỡ đỉnh cũ, giá bật tăng với mẫu hình tăng dần đến ngưỡng kháng cự của đường trendline ban đầu và cũng tương đương gần với các đỉnh trước.
  4. Ngay sau khi mẫu hình tăng dần hình thành thì thị trường lại tạo tiếp hai cây nến có bóng trên dài cho thấy ngưỡng kháng cự mạnh của đường trendline và của cả vùng giằng co vẫn còn hiệu lực. Từ đây ta có 3 cây nến hợp thành một vùng sức ép bán.
  5. Cây nến thứ ba trong vùng sức ép bán là cây nến giảm mạnh nên ta đặt lệnh chờ bán dưới cây nến này.

 

Lời kết

Vùng sức ép là một set up đơn giản nhưng rất hiệu quả. Một nến không đủ để nói lên độ tin cậy bằng ít nhất là ba cây nến liên tiếp cùng thể hiện lực mua (bán) tương tự.

Tuy nhiên, vùng .sức ép cũng có một điểm hạn chế đó là trong thị trường đang giằng co cũng rất thường xuyên hình thành nên các cây nến liên tiếp có bóng nến dài, do đó nếu không cẩn thận xem xét nhiều yếu tố quan trọng khác thì sẽ dễ bị mắc sai lầm và giao dịch một cách mơ hồ, mù quáng.

Vùng sức ép giao dịch hiệu quả hơn nếu như trước đó là một sự di chuyển dứt khoát của giá, thể hiện thị trường đang thực sự biến động và xuất hiện của vùng sức ép như là dấu hiệu chuyển hướng thị trường và là sự lấn át của một bên nào đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *