Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định vùng kháng cự hỗ trợ

Hỗ trợ và kháng cự là gì? Các xác định vùng kháng cự hỗ trợ

Hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance) là một trong những khái niệm quen thuộc nhất và được sử dụng nhiều nhất đối với các nhà phân tích kỹ thuật. Mặc dù được biết đến hàng trăm năm nhưng tới nay hỗ trợ kháng cự vận được áp dụng rất phổ biến cho phần tích kỹ thuật

1. Bản chất của hỗ trợ và kháng cự

Để làm rõ bản chất của vùng kháng cự và hỗ trợ mình có một số câu hỏi như sau:

  • Câu hỏi đầu tiên: Nếu BTC tăng từ 10K lên 20K các bạn không mua được, thì ban cảm thấy thế nào??

Hiễn nhiên ai cũng có chung cảm xúc: Tiếc nuối, hụt hẫng, biết thế mua lúc 11k, 12k….

  • Vậy khi giá từ 20k quay về 10k các bạn sẽ làm gì??

Mua, mua ngay phải không! Chính vì vậy lực mua khi giá về 10k đủ mạnh để đẩy giá lên, chúng ta gọi đó là vùng hỗ trợ!

  • Vậy khi các bạn đã mua được ở giá 10K khi giá lên lại 20k các bạn sẽ làm gì???

Bán, bán trước khi giá quay lại vùng giá 20K. Tại sao??? Tại vì khi giá quay lại vùng 20K những người mua phải giá 20k ở trên sẽ mang hàng lỡ đu đỉnh gồng lỗ bấy lâu nay bán ra khi về được bờ.

Vậy nến nếu lực bán đủ manh, làm giá giảm thì vùng 20K được gọi là vùng kháng cự.

Vì sao khi giá về 20 lại có lượng bán ồ ạt?

Giả sử bạn là những người lỡ mua đu đỉnh ở giá 20K, sau khi bạn thấy giá tăng từ 10k đến 20K bạn fomo mua tại giá 20K nhưng sau khi mua bị bán rất manh, giá giảm lại về 10k, các bạn ôm gồng lỗ miệt mài, trong vài tháng hoặc cả năm trời, khi giá lên lại 20k bạn sẽ làm gì?

Câu trả lời là đáp án chung của hầu hết mọi người. Bán ngay, nên mức giá 20K gọi là kháng cự.

Tâm lý chung hàng ngày của hầu hết cá thể tham gia vào thị trường và giống hàng triệu người tham gia vào thị trường tài chính.

Từ Chứng khoán, Crypto, Forex, Bất động sản… đều giống nhau.

2. Giải thích chi tiết vùng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ (Support): vùng giá mà tại đó nhu cầu mua được xem là đủ mạnh để giữ giá không bị giảm sâu hơn nữa.

Khi giá giảm đến vùng hỗ trợ thì nhu cầu mua của nhà đầu tư sẽ tăng mạnh và nhu cầu bán sẽ giảm đi, ngăn giá không giảm dưới vùng này và giá có xu hướng bật lên lại khi chạm đến mức hỗ trợ.

Kháng cự (Resistance): là vùng giá mà tại đó nhu cầu bán được xem là đủ mạnh để kìm giá lại, làm giá không thể tăng thêm được nữa Khi giá tăng chạm đến vùng kháng cự thì giá sẽ có xu hướng quay đầu và đi xuống, tại thời điểm đó nhu cầu bán của nhà đầu tư tăng mạnh và nhu cầu mua giảm.

Lưu ý: Hỗ trợ và kháng cự là một vùng giá, không phải chỉ là một điểm giá như nhiều người vẫn hiểu lầm.

hỗ trợ kháng cự

Cách vẽ vùng hỗ trợ (tương tự với vùng kháng cự)

Nhiều khi bạn sẽ thấy vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự bị phá vỡ, nhưng sau đó bạn thấy rằng nó chỉ đang “thử lại” (retest) vùng đó mà thôi. Với mô hình nến việc “thử” này sẽ được thể hiện qua những bóng nến.

vùng hỗ trợ

Hãy xem cách mà bóng nến thử lại vùng hỗ trợ. Vào thời điểm đó, dường như thị trường đã muốn “phá vỡ” hỗ trợ, nhưng sau đó chúng ta mới thấy được là thị trường chỉ muốn “thử lại” vùng này mà thôi.

Vậy sao chúng ta có thể biết chắc là vùng hỗ trợ (hoặc kháng cự) đã bị phá vỡ?

Không có câu trả lời nào chắc chắn cho câu hỏi trên. Một số người cho rằng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ khi thị trường có thể đóng cửa phiên giao dịch vượt qua mức này. Tuy nhiên bạn có thể thấy trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng.

Xem ví dụ dưới đây và xem điều gì xảy ra sau khi giá đã đóng cửa dưới vùng hỗ trợ.

vùng hỗ trợ bị phá vỡ

Trong ví dụ này, giá đã đóng cửa phí dưới vùng hỗ trợ nhưng nhanh chóng tăng điểm vượt lên trở lại. Nếu bạn tin tưởng vào sự phá vỡ này và đặt lệnh bán cặp tiền này, bạn sẽ bị thua lỗ.

Nhìn vào biểu đồ bên trên, bạn sẽ kết luận lại là vùng hỗ trợ này không thực sự đã bị phá vỡ, nó vẫn còn tác dụng hỗ trợ và bây giờ có thể còn mạnh hơn.

Những vấn đề thú vị khác:

  • Khi giá phá vỡ kháng cự thì kháng cự đó có thể biến thành hỗ trợ và ngược lại.
  • Giá càng “thử” vùng hỗ trợ kháng cự nhiều mà không phá vỡ vùng đó thì vùng đó càng mạnh hơn.
  • Khi một vùng hỗ trợ kháng cự bị phá vỡ thì sức mạnh của biến động tiếp theo của giá sẽ phụ thuộc sự mạnh mẽ của giá trong việc phá vỡ chúng (như độ nén để phá vỡ, lực mua hoặc bán…).

hỗ trợ và kháng cự

3. Quy luật xác định

a. Đáy cũ và đỉnh cũ trước đó

Đáy và đỉnh trước đó là mức hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm ẩn. Khi giá giảm, phản ứng bình thường của con người không phải là bán mà là giữ.

Do đó, khi giá về đỉnh cũ, những người mua ở mức giá đó có động lực để bán, do đó họ bắt đầu thanh lý. Ngoài ra, những người mua ở mức giá thấp hơn có khuynh hướng thu lợi nhuận ở đỉnh cũ, vì đó là mặt bằng quen thuộc. Bất kỳ mức giá nào trên đỉnh cũ đều đắt với người mua tiềm năng. Do đó, người mua không nhiệt tình mua và bắt đầu rút khỏi thị trường.

Khi giá tăng và sau đó giảm về đáy trước đó, giá đã hấp dẫn người mua tiềm năng. Vì họ đã bỏ lỡ cơ hội đầu tiên, do đó họ thấy biết ơn khi có cơ hội khác. Họ bắt đầu mua vào. Cũng vì lý do này mà người bán không muốn tham gia vào thị trường khi giá chạm đáy trước đó.

kháng cự hỗ trợ

b. Đường xu hướng và đường trung bình động (MA) (đường MA được gọi là hỗ trợ kháng cự động)

Đường xu hướng là yếu tố cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật. Đường xu hướng tăng nối 2 điểm ĐÁY từ thấp lên cao, còn đường xu hướng giảm nối 2 điểm đỉnh từ cao xuống thấp.

cản xu hướng

Ngoài ra, có thể nối các đỉnh trong xu hướng tăng và các đáy trong xu hướng giảm. Đường xu hướng là vùng có thể tạo lực hỗ trợ và kháng cự.

Độ dốc của đường xu hướng càng tăng, thì độ tin cậy của mức hỗ trợ kháng cự càng giảm. Độ dốc của đường xu hướng là kết quả của mức tăng (hoặc giảm) mạnh trong một khoảng thời gian ngắn.

Góc của đường xu hướng được tạo ra từ một biến động mạnh như vậy không tạo nên một mức chống đỡ hoặc kháng cự có ý nghĩa.

kháng cự động MA

Lưu ý: Khi một đường xu hướng và đường trung bình động đi chuyển trùng nhau; chúng tăng gấp đôi sức mạnh của vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

c. Tỷ lệ Fibonacci

Người giao dịch sử dụng các mức của fibonacci hồi lại như là các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Vì khá nhiều người giao dịch sử dụng công cụ này để đặt lệnh mua, bán nên chính tự thân nó cũng biến thành hỗ trợ và kháng cự.

3 vùng fibonacci quan trọng: 38.2%; 50%; 61,8%

d. Vùng số tròn – round number

Khi giao dịch tài chính thì các vùng có số đuôi tròn 100 (ví dụ VNI 1200; 1400) thường được xem là các vùng tâm lý và có thể tạo ra điểm hỗ trợ hoặc kháng cự với giá.

hỗ trợ kháng cự số tròn

e. Vùng giá nhảy gap

Nếu có nghiên cứu về Gap (khoảng trống hay khoảng nhảy giá), bạn sẽ biết GAP có thể đóng vai trò cản tương tự như Support or Resistance. Mặc dù tìm gap trong forex rất khó do thị trường chạy liên tục không ngừng nghỉ, tuy nhiên, vẫn có gap xảy ra. Có câu nói là “Gapmust be filled” (Gap sẽ được điền đầy) chỉ ra rằng giá thường về retest vùng gap trước khi đi tiếp.

kháng cự hỗ trợ gap

4. Tầm Quan Trọng của hỗ trợ và kháng cự

Chúng ta là những nhà đầu cơ/đầu tư – là những nhà giao dịch. Chúng ta phải luôn luôn “trả giá” từng chút một với thị trường. Không ai trong số chúng ta muốn Mua Vào với mức giá Quá Đắt và Bán Ra với mức giá Quá Rẻ.

Hiểu được hỗ trợ hoặc kháng cự, bạn sẽ hiểu được thị trường đang nói gì, đang muốn gì và nắm bắt được các thời cơ quan trọng để giao dịch mang lại lợi nhuận được khả quan nhất.

Cốt lõi của tất cả các giao dịch đều là Kháng Cự và Hỗ Trợ. Bạn không thể giao dịch có lợi nhuận nếu không nắm vững được về Kháng Cự và Hỗ Trợ. Việc đó giống như việc bạn đi chợ mà không biết giá “Cà Chua” của thị trường trung bình giao động ở khoảng bao nhiêu vậy, bạn sẽ rất dễ bị lừa gạt và người Việt Nam chúng ta hay sử dụng từ ngữ dân gian là “bị chặt chém”.

Từ đó, Kháng Cự và Hỗ Trợ là kiến thức cực kỳ quan trọng, bắt buộc phải biết và phải nắm nằm lòng nó xảy ra như thế nào.

Bài tiếp theo : Trendline là gì? Cách xác định & vẽ đường xu hướng trendline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *