Mức sụt giảm vốn/Mức thua lỗ

Mức sụt giảm vốn/Mức thua lỗ

Mức sụt giảm có nghĩa là số tiền thua lỗ đối với một giao dịch trước khi phục hồi đến mức lợi nhuận cao nhất cuối cùng. Ví dụ: bạn đã thực hiện giao dịch Forex $1.000 và sau đó bạn chịu một loạt thua lỗ với tổng giá trị $00,00 – tức 30% số tiền vốn bỏ ra. Tại thời điểm này, tài khoản của bạn đã đạt đến mức thấp nhất và sau đó, bạn bắt đầu thu hồi được khoản vốn đã mất. Bạn phải mất sáu tháng để phục hồi toàn bộ $1.000,00 ban đầu. Có thể nói rằng mức sụt giảm từ đỉnh-đến-đáy của bạn là 30% và thời gian phục hồi của bạn là sáu tháng. Lưu ý rằng bạn không thể đo lường được tổn thất cho đến khi tài sản của mình được phục hồi hoàn toàn. Vì vậy về mặt kỹ thuật, bạn không thể nói rằng đợt sụt giảm (thua lỗ) đã kết thúc cho đến khi số tiền được thu hồi trở lại mốc $1,001,00 ban đầu.

Có thể áp dụng để đánh giá mức sụt giảm đối với danh mục đầu tư tổng thể hoặc một đồng tiền duy nhất. Sụt giảm tương đối, là khi mức độ thua lỗ (sụt giảm) được thể hiện dưới dạng phần trăm (tính theo giá tại điểm hồi phục ban đầu – điểm cân bằng). Đây là công cụ giúp đánh giá các nhà quản lý chuyên nghiệp cũng như xem xét thời gian để hồi phục từ đợt sụt giảm. Có một nguyên tắc đã được sử dụng từ lâu, đó là đợt sụt giảm không được vượt quá 30% và cũng không được mất lâu hơn hơn sáu tháng để phục hồi.

Để phục vụ trong thực tế, nhà giao dịch không chuyên nghiệp nên xem xét các mức sụt giảm trên cơ sở tiền tệ. Nhà giao dịch bán lẻ nên xem xét mức sụt giảm tương đối (dưới dạng tỷ lệ phần trăm) và cũng có thể chọn xem đó là mức sụt giảm tuyệt đối,  – đây là số Đô la (hoặc tiền tệ của quốc gia) đã mất do thua lỗ. Điều này là hợp lý vì chúng ta đặt các mốc dừng và lợi nhuận  mục tiêu tính bằng Đô la. Cho dù bạn có bao nhiêu vốn cổ phần, bạn vẫn nền nắm được mức sụt giảm tuyệt đối (tính bằng Đô la) để tìm ra cách để tự thoát khỏi khó khăn. Bạn có nới rộng mức lợi nhuận mục tiêu của mình không? Giao dịch nhiều hợp đồng hơn?

Ai tham gia trong lĩnh vực kinh doanh Forex đều biết ít nhất một nhà giao dịch kiếm được 500.000 Đô la trong năm đầu tiên và sau đó mất 95% số tiền kiếm được, và rồi hiện tại (tức 10 năm sau) người này đang giao dịch với 25.000 Đô la. Đây là những nhà giao dịch đã kiểm tra đi kiểm tra lại các kỹ thuật mà mình sử dụng khi gặp phải chuỗi thua lỗ và tưởng tượng rằng nếu có thể điều chỉnh các chỉ báo của mình một chút thôi thì có thể tránh được tổn thất – và nhà giao dịch ấy tin rằng vào lần tới mình sẽ tránh được tổn thất. Mặc dù việc tự kiểm tra như trên thường khá hữu ích, nhưng đôi khi nguyên nhân tổn thất phải được quy cho quản lý yếu kém tồi chứ không phải do chỉ báo không đạt tiêu chuẩn. Chẳng hạn như thua lỗ có thể xuất hiện do không sử dụng mức dừng lỗ chính xác hoặc có các cú sốc bên ngoài không thể tránh khỏi, như Sự kiện địa chính trị Thiên nga đen chẳng hạn.

muc sut giam von muc thua lo 3935

Đã là chuyên gia thì không được có bất cứ phút giây sao nhãng nào trong suy luận. Các nhà đầu tư vào các quỹ phòng hộ và các quỹ tương lai được quản lý sử dụng các số liệu để loại trừ các nhà quản lý không kiểm soát được các mức sụt giảm. Các tỷ lệ được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro bằng cách tập trung vào mức sụt giảm là một biến thể của khái niệm cốt lõi – đó là tiến hành chia lợi nhuận trong một khoảng thời gian cho mức sụt giảm trung bình. Điều này mang lại biện pháp đo lường rủi ro-lợi nhuận Các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao nhất cùng với mức biến động lợi nhuận thấp nhất, lúc này thì mức sụt giảm sẽ là thước đo biến động – không phải đo lường biến động của chứng khoán cơ sở mà là biến động của lợi nhuận.

Tỷ lệ MAR, được đưa ra bởi các biên tập viên của bản tin Báo cáo tài khoản được quản lý, đo lường tỷ lệ của tổng mức tài sản từ khi thành lập công ty thương mại chia cho mức sụt giảm tối đa từ khi thành lập

Tỷ lệ Calmar, được đặt tên theo đơn phát minh ra nó là Tài khoản được quản lý California, tỷ lệ này sử dụng tỷ lệ hoàn vốn hàng năm chia cho mức sụt giảm tối đa trong 36 tháng qua và thực hiện tính toán hàng tháng (thay vì hàng năm).

Tỷ lệ Calmar = Tỷ lệ hoàn vốn hàng năm trong 36 tháng qua / Mức sụt giảm tối đa trong 36 tháng qua

Tỷ lệ Sterling là mức lợi nhuận hàng năm trong 3 năm qua chia cho giá trị trung bình của mức sụt giảm tối đa trong mỗi 3 năm trước đó, trừ 10% chênh lệch. Đây là một đặc tính bổ sung giúp thể hiện giả định rằng tất cả các mức sụt giảm tối đa sẽ bị vượt qua.

Tỷ lệ Sterling = Lợi nhuận gộp hàng năm / (Mức sụt giảm tối đa trung bình – 10%)

Tỷ lệ Sterling thường được áp dụng trong ba năm, giống như tỷ lệ Calmar. Giả sử nhà quản lý đã kiếm về được 35% lợi nhuận gộp trong ba năm nhưng có mức sụt giạt tối đa trung bình trong ba năm lại ở mức 35%. Tỷ lệ Sterling lúc này sẽ là 35/25 = 13,73%. Con số này đại diện cho lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro.

 

Bây giờ hãy xem xét một nhàquản lý khác chỉ có tỷ lệ hoàn vốn 20% nhưng mức sụt giảm trung bình trong cùng khoảng thời gian ba năm đó là 10%. Tỷ lệ Sterling lúc này sẽ là 20%, tức là nhà quản lý này có mức tỷ suất lợi nhuận sau khi điều chỉnh rủi ro cao hơn nhiều so với trường hợp trước. Các nhà phân tích cho rằng khi sử dụng tỷ lệ hoàn vốn có điều chỉnh theo rủi ro để phân bổ tiền cho các nhà quản lý khác nhau, hiệu quả hoạt động trong tương lai sẽ tương tự như mức hiệu quả trong quá khứ, và theo đó thì nhà quản lý đạt mức 20% ròng sẽ tốt hơn là nhà quản lý chỉ đạt 13,73%.

muc sut giam von muc thua lo 3935 1

Có nhiều loại tỷ lệ khác được sử dụng để đánh giá các nhà quản lý. Nổi tiếng nhất là tỷ lệ Sharpe được đặt tên theo nhà toán học đoạt giải Nobel Toán học –  William F. Sharpe. Tỷ lệ Sharpe thực hiện hai việc – đầu tiên là trừ đi “tỷ lệ hoàn vốn phi rủi ro” của trái phiếu chính phủ (được thay thế cho giao dịch chủ động), và thứ hai là chia lợi tức cho mức biến động của khoản đầu tư. Do đó, để tính tỷ lệ Sharpe.đối với một khoản đầu tư có tỷ lệ hoàn vốn 10% thì trước tiên ta cần trừ 5% (tỷ lệ hoàn vốn không rủi ro) và chia cho mức biến động 10% (ví dụ). Tỷ lệ Sharpe tính được trong trường hợp này sẽ là 0,50. Bây giờ hãy xem xét một khoản đầu tư thu về ít hơn khoản đã nói ở trên (chỉ đạt 7%) nhưng có biến động chỉ 2%. Bây giờ tỷ lệ Sharpe là (7-5) / 2 = 1,0 Nếu bạn đang tìm cách giảm thiểu rủi ro thì hãy đầu tư vào các khoản cótTỷ lệ Sharpe càng cao, càng tốt.

Tỷ lệ Sortino tương tự như tỷ lệ Sharpe, ngoại trừ việc tỷ lệ này có bao gồm tỷ lệ hoàn vốn mục tiêu và không quan tâm đến biến động hai chiều, mà chỉ chú trọng biến động sụt giảm dẫn đến thua lỗ – tức là mức sụt giảm.

Tỷ lệ Sortino = (Tỷ lệ hoàn vốn – Tỷ lệ hoàn vốn mục tiêu) / Độ lệch sụt giảm

Cần nhận định về Mức sụt giảm ra sao.

Rất ít nhà giao dịch Forex chủ cực thực sự sử dụng các tỷ lệ nêu trên để thống kê hiệu suất P&L của bản thân. Tuy nhiên thì các nhà giao dịch này vẫn nên thực hiện thao tác đánh giá thông qua các tỷ lệ nêu trên, chít ít là để xem liệu giao vốn cho nhà quản lý khác thay vì tự mình giao dịch có mang lại hiệu quả tốt hơn hay không. Nhưng động lực chính của nhiều nhà giao dịch chính là tự mình thực hiện giao dịch. Thêm vào đó thì trong mọi trường hợp, yêu cầu vốn tối thiểu để tham gia vào một quỹ được quản lý có uy tín thường là 100.000 Đô la trở lên, và hầu hết các nhà giao dịch không có được khoản tiền nhàn rỗi lớn đến vậy để tham gia. Các nhà giao dịch này đang cố gắng tích góp chứ không phân bổ vốn của mình.

Áp dụng tỷ lệ Calmar hoặc Sterling đơn giản cho thống kê hiệu quả giao dịch của riêng bạn là một ý tưởng tốt để đánh giá bản thân, đặc biệt nếu bạn sử dụng cơ sở chuyển dịch đầu tư theo tháng. Đối với tỷ lệ Sortino, nếu bạn có thể thành thạo phép tính xác định “mức sụt giảm” thì về cơ bản, tyrleej này sẽ cho biết liệu bạn có nên tiếp tục giao dịch hay không. Nếu bạn có thể kiếm được 7% bằng cách đầu tư tiền vào trái phiếu mệnh giá bằng Đô la Úc và nếu nắm giữ đến ngày đáo hạn thì trái phiếu nói trên sẽ không có rủi ro sụt giảm vè giá. Tuy nhiên, nếu lợi nhuận giao dịch Forex thực tế của bạn thấp hơn 7% và đồng thời còn phải chiu rủi ro sụt giảm thì bạn nên dừng giao dịch và chuyển sang phương thức “đầu tư và nắm giữ”. Nói cách khác, tỷ lệ lợi nhuận của bạn sau khi tính toán rủi ro sụt giảm cần phải cao hơn mức lợi nhuận nếu bạn đầu tư vào các tài sản không chịu rủi ro.

Hầu như không ai muốn đối mặt với kết luận chẳng mấy hay ho này.

Một lý do chính đáng khác để làm quen với tỷ lệ sụt giảm là bạn sẽ có khả năng để đánh giá một hệ thống giao dịch mà mình định mua có thể mang về lợi nhuận hay không.

Câu hỏi:

1. Bạn nên đánh giá mức sụt giảm trên cơ sở nào?

a. Trung bình cộng

b. Trung gian

c. Tối đa

2. Tỷ lệ lợi nhuận-rủi ro giúp đo lường

a. biến động của chứng khoán.

b. biến động của lợi nhuận giao dịch.

3. Trong tỷ lệ lợi nhuận – rủi ro, giá trị nào sẽ có ý nghĩa tốt hơn?

a. số càng cao

b. số càng thấp

Bài tiếp theo :Tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận là gì? Tầm quan trọng của quản lý vốn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *