Dưới đây là trích đoạn trong tài liệu của anh Viet Currency – một cao thủ Trader trong làng Trading Việt Nam – hướng dẫn cách sử dụng nhiều khung thời gian trong trading. Ở cuối bài viết, mình xin phép sơ lược lại 1 lần nữa cho anh em nào chưa hiểu nhằm dễ hiểu hơn (vì ngôn từ anh Viet Currency dùng đôi khi hơi…bí ẩn). Bài viết sẽ giúp anh em hiểu 1 số vấn đề trong trading như sử dụng bao nhiêu khung thời gian, cách tìm điểm vào, cách vào ra lệnh, xác suất thắng thua
Tôi thường scan market bằng cách xài 1 hour chart. Nếu thấy cái gì lạ lạ thì đào sâu thêm bằng cách chuyển qua 4 hour chart để có cái nhìn tổng quát hơn. Nếu nó vẫn còn đẹp trong 4 hour chart thì tôi mới quay về 5 minute chart để coi giá đã như thế nào trong thời gian vừa qua. Trong phần 5-minute chart này, tôi kiếm volatility của giá. Nếu volatility tăng thì đó mới có cơ hội làm ăn. Currency market là một news-drive market (= market bị drive bởi news). Và ảnh hưởng của news vào thị trường này thường là khoảng 45 phút trở xuống. Cho nên trong vòng 45 phút này mà volatility vẫn còn mạnh thì mới tính chuyện ra vô. Bằng không thì coi như lỡ một chuyến đò. Trong lúc này đừng xài indicators vì indicators luôn luôn lag. Chỉ xài nó SAU KHI anh đã có một set of data rồi. Trong một 5 minute chart với một volatility đang tăng cường độ thì nên xài TA formation, đặc biệt là candlestick (loại 3-bar formations). Xong rồi, canh các chỉ số momentum một lần chót cho chắc ăn.
Ý tôi muốn nói ở đây là đừng chú trọng nhiều vào các indicators ngay lúc đầu, mà nên kiếm formations trước. Có formation rồi thì dể làm ăn hơn. Xác Xuất huh? 55% thui. Đó là trung bình. Còn xui thì 45% hay ít hơn. Xác suất mỗi lần trade không quan trọng bằng cách “đi tiền.” Anh hiểu cách đi tiền là nghĩa gì không? Có nghĩa là đối với tôi lúc mới nhảy vào mà thắng thua không quan trọng vì tôi cut loss rất mau. Nhiều khi nhảy vào, mất 5 pips là tôi cho đi liền. Thành ra, nếu tính theo phần trăm tôi nghĩ là thấp lắm. Nhưng ngược lại, nếu vào xong mà thấy lên chừng 20 pips và market đúng như ý mình đoán thì tôi nhảy vào thêm với số lượng 10 lần hơn số lượng lần đầu. Cái đó gọi là đi tiền đó. Trading, các anh phải nhớ, không phải là SỐ LẦN mình thắng, mà là SỐ TIỀN mình thắng.
Giải thích theo ý mình hiểu:
Về việc chọn Timeframe, anh VC dùng 3 khung thời gian khi trading : khung thời gian để trade (khung H1), khung thời gian để xem tình hình chung (khung H4) và khung thời gian để vào lệnh (khung M15). Anh nhìn tình hình tổng quát trên H4, tìm điểm bất thường trên H1 và vào lệnh tại M5. Trong M5, anh sẽ xem giá biến động (volatility) mạnh hay yếu, mạnh mới chơi, yếu không chơi. Vì dân lướt sóng thì rất cần biến động mạnh. Có mạnh thì giá đi mới nhanh. Chứ biến động yếu mà vào lệnh thì có khả năng ngồi ôm lệnh rất lâu. Vừa mệt vừa rủi ro.
Khi vào lệnh trên M5 thì không dùng indicator vì indicator sẽ bị chậm (do phải đợi giá xong mới vẽ được indicator). Lúc này nên dùng mô hình nến, loại 3 nến (morning/evening star, three white soldiers, three black crown…) để vào lệnh. Sau đó mới nhìn lại indicator tìm xác nhận rồi vào. Như vậy, ưu tiên price action trước, indicator sau ở lúc vào lệnh.
Chú ý anh VC thích xài số 3: 3 khung thời gian, mô hình 3 nến.
Khả năng thắng của 1 cái trade mà ngon là tầm 55%, còn tệ hơn thì tầm 45%. Cái quan trọng là cách quản lý tiền – money management hay risk management – trong trading, chứ không phải là số lần thắng thua.
Quan trọng nhất trong trading là số tiền mình thắng, không phải số lần mình thắng (quá đúng luôn). Số lần thắng thường chỉ có tác dụng là…đem khoe, còn số tiền mình thắng mới có tác dụng trading for living (trade để kiếm tiền đi chợ)
Happy weekend anh em !!!