Price Channel (kênh giá) là một công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản được sử dụng rộng rãi trong Forex và Fixed Time Trade tại Olymp Trade. Chỉ với vài nét vẽ đơn giản thì có thể giao dịch và kiếm được lợi nhuận với chúng. Ấy vậy mà nhiều nhà giao dịch lại xem thường hoặc bỏ qua nó cứ mải mê tìm kiếm những thứ nâng cao khi nghĩ rằng càng phức tạp độ chính xác lại càng cao, thật khó hiểu. Nếu các bạn chưa biết vẽ kênh giá như thế nào? Chưa tìm ra hướng giao dịch hiệu quả nhất với kênh giá thì bài viết này là dành cho bạn.
Kênh giá – Price Channel là gì?
Price Channel (hay còn gọi là kênh xu hướng hoặc kênh giá) là khái niệm dùng để chỉ một loại công cụ phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính. Nó có tác dụng nhận diện tình trạng và biên độ dịch chuyển của giá. Từ đó giúp các trader nắm được những cơ hội mua – bán thuận lợi trong quá trình giao dịch.
Price channel được vẽ trên biểu đồ bằng 2 đường thẳng, nằm song song nhau. Trong đó:
- Một đường có thể biến đổi theo xu hướng tăng, giảm hoặc đi ngang. Đường này thể hiện xu hướng giao dịch hiện tại (thường gọi là “trendline”).
- Đường còn lại sẽ song song với đường trendline.
- Khoảng cách giữa hai đường này “gói gọn” hầu hết các các mức giá của xu hướng giao dịch trong khoảng thời gian nhất định.
Đường trendline (đường xu hướng) phía trên được xem là đường kháng cự tiềm năng. Ngược lại đường trendline bên dưới được biết đến với vai trò hỗ trợ.
Các loại mô hình kênh giá trong giao dịch Forex
Price Channel trong Forex gồm 3 loại: Kênh giá tăng (ascending), kênh giá giảm (descending) và kênh giá đi ngang (Horizontal). Cụ thể như sau:
Ascending Channel
Kênh giá tăng (Ascending channel) sẽ có dạng hai đường thẳng song song cùng hướng lên. Đặc điểm của loại kênh giá này là hầu hết các mức giá thuộc xu hướng ở bên trong khoảng cách giữa 2 đường thẳng.
Ascending channel bị phá vỡ trong trường hợp giá rơi vào trạng thái giảm hoặc tăng mạnh. Khiến mức giá rơi ra ngoài giới hạn trendline dưới hoặc vượt quá trendline trên.
Descending Channel
Kênh giá giảm (Descending channel) sẽ có dạng hai đường thẳng song song cùng hướng xuống. Cũng tương tự với kênh giá tăng, các mức giá của kênh giá giảm đều nằm gọn trong khoảng cách giữa hai đường thẳng.
Descending channel rơi vào tình trạng bị phá vỡ khi có mức giá vượt ra khỏi giới hạn các đường trendline, chuyển chiều dốc lên hoặc đi ngang.
Horizontal Channel
Kênh giá đi ngang (Horizontal channel) dành riêng cho các mức giá với sự dao động không rõ ràng, không xác định được cụ thể mức độ tăng giảm. Mức giá này, trong khoảng thời gian xác định, không có nhiều sự thay đổi. Đặc điểm của loại kênh này là phần đỉnh và phần đáy gần như bằng với nhau.
Horizontal channel bị phá vỡ khi mức giá biến động mạnh mẽ lên cao hoặc lao mạnh xuống vượt ra khỏi các đường trendline.
Horizontal Channel
Kênh giá đi ngang (Horizontal channel) dành riêng cho các mức giá với sự dao động không rõ ràng, không xác định được cụ thể mức độ tăng giảm. Mức giá này, trong khoảng thời gian xác định, không có nhiều sự thay đổi. Đặc điểm của loại kênh này là phần đỉnh và phần đáy gần như bằng với nhau.
Horizontal channel bị phá vỡ khi mức giá biến động mạnh mẽ lên cao hoặc lao mạnh xuống vượt ra khỏi các đường trendline.
Làm thế nào để giao dịch hiệu quả với Price Channel
Các trader có thể giao dịch hiệu quả nhờ vào kênh giá với hai cách cơ bản là giao dịch thuận xu hướng và giao dịch phá vỡ.
Giao dịch thuận xu hướng
Trong xu hướng tăng, ta nên quan sát mức giá, chờ đợi khi mức giá hồi về chạm vào đường hỗ trợ của kênh giá thì tiến hành mở lệnh UP và không bao giờ mở lệnh DOWN khi mức giá này chạm ngưỡng kháng cự. Đặt Stop loss là đáy gần đó và Take Profit là đường kháng cự của kênh xu hướng.
Và thực hiện các thao tác ngược lại nếu đang giao dịch trong xu hướng giảm.
Giao dịch phá vỡ
Vào một mốc thời gian nhất định, các ngưỡng kháng cự lẫn hỗ trợ dường như “không còn ý nghĩa”. Khi đó, kênh giá cũng không thể tồn tại. Khi giá “bứt phá” ra khỏi 2 đường trendline và “tìm kiếm” một hướng đi mới.
Ví dụ bên trên cho ta thấy xu hướng tăng giá phá đường kháng cự thì mở ngay lệnh UP. Đặt stop loss là đáy gần nhất và take profit là gấp đôi khoảng cách từ mức dừng lỗ đến entry vào lệnh.
Tổng kết
Trên đây là những cách giao dịch hiệu quả với Price Channel mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của price channel và cách giao dịch cũng như đường trendline. Bất kỳ một phương pháp nào cũng vậy, chỉ có luyện tập thật nhiều thì mới rút ra được kinh nghiệm và bí quyết riêng cho mình vì không một phương pháp nào là chính xác tuyệt đối.
Bài tiếp theo : Cách Giao Dịch Với Vùng Số Tròn – Round Numbers